Vùng đất nghĩa trang không ai muốn nhớ đến, vùng đất xử bắn và chôn thây những tử tù, nơi của sự hoang lạnh kết thúc một kiếp người tội lỗi chất chồng.
Kể
từ tháng 1- 2012, trường bắn Xuân Sơn, thuộc thôn Quyết Tiến, xã An
Thắng, huyện An Lão, TP Hải Phòng cũng như bao trường bắn khác trên cả
nước được đình chỉ hoạt động bởi những tử tù sẽ không bị xử bắn, thay
vào đó sẽ bị tử hình bằng phương pháp tiêm thuốc độc.
Nghĩa trang không ai muốn nhớ đến
Chúng
tôi đến khu vực trường bắn Xuân Sơn vào một chiều thu. Mưa lất phất,
con đường đến trường bắn nhỏ hẹp, gồ ghề, xem lẫn những ổ gà, nơi mà
những năm trước là nỗi khiếp sợ tột đỉnh của những tử tù. Anh Vũ Văn
Hiền, người dẫn đường và cũng là quản trang nghĩa trang
Đồng Phàm chỉ tay về khu đất trống cỏ mọc um tùm nằm áp vào dãy núi Đất
nói: “Tôi gắn bó với khu nghĩa trang này đã 13 năm rồi. Mấy năm trở về
trước là khu vực trường bắn Xuân Sơn, cách trường bắn mấy chục mét là
khu nghĩa địa của tử tù. Các anh nhìn xem, trường bắn là khoảng đất
trống được san phẳng khoét sâu vào dãy núi Đất. Bây giờ, người dân đã
không còn thấy hình ảnh những chiếc cột hay tiếng đạn khô khốc nổ vào
mỗi buổi sáng cuối năm, thay vào đó khu đất được sử dụng làm bãi tập kết
hàng hóa của một trang trại nuôi gà”.
Diện tích đất nghĩa trang
tử tù rộng khoảng một sào, nằm cách biệt và được ngăn cách với nhau
bằng con đường nhựa trong quần thể nghĩa trang Đồng Phàm. Dưới đám hoa
ngũ sắc là những hố sâu hoắm, nước đen xì, vết tích của việc hài cốt tử
tù đã được thân nhân đến cải táng đưa về quê hương. Rải rác xung quanh
là những ngôi mộ của tử tù mà khi họ còn sống là những tội phạm khét
tiếng, gây ra những vụ trọng án kinh hoàng, hoặc những kẻ gieo rắc cái
chết trắng nổi tiếng đất Cảng, nay phải trả giá.
“Có những năm, nghia trang
tiếp nhận 5 tử tù, nhưng trung bình là từ 2 – 3 tử tù một năm. Khi trả
án xong, tử tù nằm xuống chỉ là một nấm đất, gia đình nào có điều kiện
thì thuê thợ xây đắp lại bằng xi măng và gắn tấm bia trên mộ. Tuy nhiên,
nhiều gia đình tử tù ở xa và nghèo nên không có điều kiện tu bổ, vài
năm mới đến thắp hương một lần. Trải qua thời gian, những nấm mồ ở mé
đường nghĩa trang bị san bằng nằm lẫn trong những đám hoa ngũ sắc vì
không có người thân chăm sóc, hương khói”, cụ Vũ Văn Đọc, 84 tuổi, người
bán thẻ hương, tiền giấy ở đầu nghĩa trang trầm ngâm nói.
Theo ông Hiền, nghia trang
này hình thành được 30 năm, khu vực này trước đây là khu đất trũng, từ
khi trường bắn chuyển về địa phương, khu đất này được dành riêng cho tử
tù. Thời kỳ cao điểm, nghĩa trang quy tụ khoảng 50 tử tù ở các tỉnh.
Đặc biệt, những tử tù này tuổi đời còn rất trẻ, từ 22 – 27 tuổi. Vài năm
trở lại đây, trường bắn ngừng hoạt động, người thân của tử tù chuyển
hài cốt về quê an táng, đất nghĩa trang cũng vắng người hơn…
Nơi tử tù trả hết nợ đời
Nghĩ lại quãng thời gian gắn bó với miền dat nghia trang,
ông Hiền vẫn còn ám ảnh bởi vụ xử bắn 4 tử tù vì tội buôn bán ma túy. 7
năm trước, vào một buổi chiều cuối năm, ông Hiền và BQL nghĩa trang
được UBND xã An Thắng thông báo sáng mai đội thi hành án sẽ tổ chức xử
bắn 4 tử tù tại trường bắn Xuân Sơn. Nhận được chỉ thị, ông và mọi người
bắt tay vào việc chuẩn bị 4 huyệt mộ. Do khu vực trũng, nhiều bùn nhão,
cứ đào lên thì đất lại đổ ập xuống, đánh vật đến lúc nhá nhem tối mới
xong.
Nửa
đêm, trong tiết trời lạnh buốt, mọi người đang chìm vào giấc ngủ, tiếng
xe đặc chủng áp giải 4 phạm nhân lao nhanh về phía ánh điện tù mù hắt
ra từ sườn núi Đất, nơi lờ mờ những cây cột ẩn hiện trong sương mù xen
lẫn mưa phùn. Tiếng bước chân người gấp gáp, 4 tử tù bịt kín mặt run lẩy
bẩy được dẫn giải buộc vào chiếc cột. Khi ánh mặt trời nhô lên, một
loạt đạn khô khốc vang lên xóa tan sự tĩnh lặng. Nghe thấy tiếng đạn,
người dân hiếu kỳ sống gần đó đến xem rất đông. Khi mọi thủ tục hoàn tất
và đội thi hành án rút, ông Hiền đến thắp hương cho từng tử tù rồi thu
dọn hiện trường.
Những
ngôi mộ tử tù nơi đây khi chôn cất, một số mộ được thân nhân xây xi
măng xung quanh, có đặt tấm bia ghi rõ tên tuổi, địa chỉ và ngày mất.
Nằm ở ngay giữa khu nghĩa trang là phần mộ của tử tù Phạm Văn Hoàn, SN
1974, trú tại phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân được tô đậm ngày sinh cũng
như ngày mất là ngày 10 – 11 – 2010. Đây là tử tù xử bắn cuối cùng của
trường bắn Xuân Sơn. Hoàn bị TAND TP Hải Phòng xử tử hình vì tội buôn
bán 90 bánh heroin. Lúc còn dọc ngang giữa đời, tiền bạc rủng rỉnh có
được từ việc buôn bán ma túy, Hoàn có nhiều chiến hữu thân tín, dám xả
thân vì Hoàn.
Nhưng
khi bị bắt giam và thi hành án tử hình những kẻ từng được coi là “vào
sinh ra tử” cùng Hoàn đã không hề lai vãng, hoặc đến thắp cho Hoàn một
nén nhang. Gần mộ của Hoàn là mộ của tử tù Tống Văn Khánh, SN 1980, ở xã
Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, hung thủ dùng búa đập chết ông Núi tại xã
Lâm Động, huyện Thủy Nguyên để cướp xe và tiền của nạn nhân.
Những
nét chữ nguệch ngoạc trên tấm bia nằm dưới gốc cây nhãn cách xa những
phần mộ khác, nhưng chúng tôi vẫn nhận ra đó là phần mộ của tử tù Trần
Văn Huy, SN 1982, tại thôn Điền Niên, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo, kẻ
thủ ác đã dùng dao và xăng ra tay cuồng sát giết chết gia đình anh họ
mình.
Theo
tài liệu điều tra, tối 3 – 7 – 2007, do thua cờ bạc nên Huy nảy sinh ý
định giết người cướp của. Huy đã đến nhà bà Mũn, ở xã Tân Liên, là người
trong dòng họ, bịa lý do xin ngủ nhờ mai bắt xe sớm đi Quảng Ninh. Nửa
đêm, lợi dụng cả nhà ngủ say, Huy đã ra tay sát sát cả nhà bà Mũn, làm
hai bố con anh Lương Văn Trọng và cháu Lương Thị Linh tử vong tại chỗ,
bà Mũn và vợ anh Linh bị trọng thương. Sau khi giết người, Huy đã cướp
một số tư trang và đổ xăng đốt xác anh Trọng.
Cánh
cửa pháp trường của trường bắn Xuân Sơn đã khép lại, ông Hiền trầm tư:
“Chúng tôi vẫn tiếp tục việc chăm sóc những ngôi mộ lâu năm không có
thân nhân đến thăm nom cùng với những ngôi mộ tử tù vô danh. Lúc còn
sống, họ nhất thời phạm tội và phải chịu sự trừng phạt cao nhất của pháp
luật, khi chết đi, mình có nén nhang mong họ kiếp sau đầu thai thành
người tốt, không quay về con đường cũ”.
Theo PL&XH
Từ khóa:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét