Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mua bán đất nghĩa tran Hà Nội, Phú Thọ Mr Nam 0985859972

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Trộm đồ của người chết ở nghĩa trang đẹp


Hết trộm đồ của người sống giờ đây những kẻ trộm còn đi trộm đồ của người chết tại một nghĩa trang đẹp ở Anh Quốc.


Mất con đã là một nỗi đau quá lớn nhưng còn đau lòng hơn khi một người mẹ buộc phải di dời mộ phần ca đứa con đang yên nghỉ… vì nạn trộm cắp hoành hành ở nghĩa trang.
Trộm đồ của người chết ở nghĩa trang đẹp
Cô Tracey Botton bên mộ phần con trai - Ảnh chụp màn hình tờ Metro
Cô Tracey Botton, sống tại Derbyshire (Anh) đã đau khổ khi mất đi đứa con tên Jamie (6 tuần tuổi) vào năm 2009.
Trong suốt 6 năm qua, cô đến thăm mộ phần con trai hằng ngày và đặt lên đó những món đồ chơi dễ thương. Nhưng sự việc càng đau lòng hơn khi những món đồ chơi liên tục bị trộm lấy mất, đến nỗi người mẹ phải quyết định di dời mộ phần con trai đến một “chốn bình yên” khác, theo tờ Metro ngày 1.11.
“Trong 6 năm đó, kể từ ngày chôn cất Jamie, tôi chỉ biết đặt đồ chơi trước mộ phần con để an ủi. Nhưng những tên trộm cứ luôn lấy cắp đồ và ngày càng thường xuyên hơn. Chúng chẳng có chút lương tâm nào khi quấy phá một đứa bé đã mất”, người mẹ cho biết.
"Rõ ràng những món đồ chẳng có giá trị vật chất gì đáng kể, nó chỉ mang giá trị tinh thần và tình cảm của cô Tracey dành cho đứa con trai yểu mệnh, nhưng cũng không được yên ổn", tờ Metro bình luận.
Huỳnh Mai – Thanh niên online.
Từ khóa:

Trộm đồ của người chết, nghia trang dep, nghĩa trang Anh Quốc, mộ phần.

Peru Lo sợ quá khứ tái diễn vì El Nino

Hậu quả nghiêm trọng của El Nino tại Peru năm 1998 khiến người dân và chính phủ Peru vô cùng lo ngại sự tái diễn của quá khứ kinh hoàng tại đây.

Giới chức Peru ngày 3/11 cảnh báo hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino nghiêm trọng và kéo dài có thể gây mưa lũ trên diện rộng, đe dọa nhấn chìm các nghĩa trang trong biển nước.
Phòng ngừa nguy cơ này, chính quyền địa phương được khuyến cáo nên sớm các biện pháp đối phó và di dời các mộ phần.
Trả lời báo giới, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về El Nino của Peru Virgilio Acuna cho biết trong thời gian El Nino hoành hành vào năm 1998, ngập lụt tại nghĩa trang Mampuesto của thành phố miền Bắc Trujillo đã cuốn trôi nhiều quan tài vào trung tâm thành phố. Ông kêu gọi thị trưởng thành phố phối hợp với công ty quản lý nghĩa trang để ngăn chặn tình huống trên tái diễn.
Peru Lo sợ quá khứ tái diễn vì El Nino
nghia trang Mampuesto.
Sau khi tới thị sát nghia trang Mampuesto trong ngày 2/11, ủy ban khuyến cáo giới chức thành phố di dời khoảng 1.000 ngôi mộ ra khỏi nghĩa trang trên.
Có nguồn gốc từ hiện tượng ấm lên của bề mặt nước biển tại khu vực Thái Bình Dương cận xích đạo, hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino xuất hiện theo chu kỳ khoảng 2-7 năm/lần và gây ra lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, đợt hiện tượng thời tiết cực đoan mới nhất, vừa mới bắt đầu và nhiều khả năng sẽ kéo dài tới tháng 4/2016, được dự báo là một trong bốn đợt El Nino cường độ mạnh nhất trong 65 năm trở lại đây.
Peru đã chi hơn 1 tỷ USD để đối phó với các tác động từ El Nino. Trong giai đoạn 1982-1983, El Nino gây lũ lụt nghiêm trọng và làm bùng phát dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của hơn 9.000 người dân Peru. Năm 1997-1998, số người thiệt mạng là khoảng 500 người.
Các quan chức dân phòng cảnh báo hơn 1 triệu người tại quốc gia Nam Mỹ 30 triệu dân có thể gặp nguy hiểm nếu không có chuẩn bị trước trong đợt El Nino lần này.
Từ khóa:

El Nino Peru, di dời 1000 mộ phần khỏi nghĩa trang Mampuesto, ngập lụt do El Nino, quan tài trôi nổi vào thành phố, nghia trang Mampuesto.

Tin Shock vụ đánh cắp thi hài người nổi tiếng

Mục đích bí ẩn sự việc thi thể những người nổi tiếng tại các khu nghĩa trang đẹp bị đánh cắp khắp nơi trên thế giới.


Băng đảng du côn đánh cắp thi hài Lincoln
Tin Shock vụ đánh cắp thi hài người nổi tiếng Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln
Thi hài cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.
Đầu năm 1876, an ninh Mỹ ra lệnh bắt trùm sỏ làm tiền giả Benjamin Boyd hoạt động tại Chicago. Boyd bị kết án 10 năm tù tại trại cải tạo Loliet. Kennally, đàn anh của Boyd đã lập mưu yêu cầu chính phủ thả Boyd bằng cách thuê 2 tên côn đồ đánh cắp thi hài Lincoln. Đổi lại, Kennally đòi tiền chuộc 200.000 USD và ân xá hoàn toàn cho Boyd. Cuối cùng, thi hài Lincoln được đưa về và 2 tên trộm đã bị sa lưới. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn không hiểu những kẻ trộm thi hài Lincoln làm thế nào để có thể cậy được nắp quan tài.
Bởi, năm 1876, thi hài cựu Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln được đặt trong quan tài cẩm thạch trắng tại khu mộ trang trọng nhất thuộc Springfield, Nghĩa trang đẹp Oak Ridge bang Illinois. Nắp quan tài được hàn kín bằng thạch cao vĩnh cửu hiếm có chuyển từ Paris sang.
Đầu đạo diễn nổi tiếng bị đánh cắp
Mới đây, cảnh sát Đức cho biết, đầu của đạo diễn phim câm lừng danh F.W.Murnau bị đánh cắp tại khu mộ ở Potsdam hồi tháng 6 vừa qua.
Tin Shock vụ đánh cắp thi hài đạo diễn Murnau
Chân dung đạo diễn Murnau.
Phía cảnh sát và Quỹ đạo diễn Murnau tin rằng, hành động trên thuộc về những kẻ thực hiện nghi lễ bí ẩn nào đó. Hiện tại, cảnh sát Đức vẫn chưa tìm ra manh mối cũng như nhận diện được thủ phạm của vụ cướp mộ bí ẩn này.
Cướp mộ gái trẻ, trang điểm cho dự lễ sinh nhật
Đây là hành động của một thiên tài lừng danh 46 tuổi người Nga Anatoly Moskvin, đến từ Nizhni Novgorod, miền Trung nước Nga, người thông thạo 13 ngôn ngữ.
Tin Shock vụ đánh cắp thi hài người nổi tiếng
Anatoly Moskvin và những thi hài bé gái từ 3 - 15 tuổi được cất giấu trong nhà y.
Moskvin từng ghé thăm hơn 700 nghĩa trang và bị nghi đào 150 ngôi mộ của các bé gái từ 3 - 15 tuổi để đánh cắp thi hài và trang phục của những xác chết. Hàng năm, cứ đến ngày sinh nhật của ai, Moskvin đều tổ chức tiệc sinh nhật cho họ. Moskvin còn ghi chép thông tin về cuộc sống của những cô bé này.
Hành động của Moskvin chỉ bị phát hiện khi cha mẹ hắn ghé thăm sau kỳ nghỉ. Năm 2011, người đàn ông này bị bắt nhưng không bị buộc tội vì luật sư riêng biện hộ, Moskin không đủ nhận thức để hầu tòa, đồng thời được điều trị tại một bệnh viện tâm thần.
Xác danh hài bị đánh cắp bị bỏ lại ở nghĩa trang khác
Sau khi diễn viên hài kịch lừng danh người Mỹ Groucho Marx qua đời năm 1977, Tro cốt của ông được chôn cất tại Công viên nghĩa trang tưởng niệm Eden ở Mission Hills, California.
Tin Shock vụ đánh cắp thi hài Groucho Marx
Groucho sánh vai cô đào Marilyn Monroe (trái) và hộp đựng tro cốt của ông.
Tháng 5.1982, tro cốt của Groucho bị đánh cắp dù đã được niêm phong cẩn thận, sau đó được tìm thấy tại cổng Công viên nghĩa trang Mount Sinai ở Burkbank, cách nghĩa địa cũ 19 km vài ngày sau đó.
Tuy nhiên, kẻ đào mộ đã không bao giờ bị bắt và lý do cướp mộ vẫn chưa được tìm ra. Một giả thuyết được cho là đáng tin cậy nhất cho rằng, khi còn sống Groucho từng nói, ông sẽ không bao giờ chịu chết tại Burbank.
Cướp mộ đòi tiền chuộc 600.000 USD từ thi hài Charlie Chaplin
Năm 1978, hai người đàn ông đánh cắp xác danh hài Charlie Chaplin từ nghia trang dep ở làng Swiss, vùng Corsier-sur-Vevey, nằm trên đồi cạnh Hồ Geneva, Lausanne, Thụy Sĩ.
Tin Shock vụ đánh cắp thi hài Charlie Chaplin
Danh hài lừng danh Charlie Chaplin.

Ngay sau đó, vợ của Chaplin là bà Oona lập tức nhận được yêu cầu tiền chuộc 600.000 USD. Tuy nhiên, góa phụ này đã từ chối, kẻ tống tiền tiếp tục đe dọa cô con gái út 2 tuổi của bà.
Sau 5 tuần điều tra, cảnh sát bắt giữ 2 thợ cơ khí tự động là Roman Wardas (người Ba Lan) và Gantscho Ganev (người Bungary). Cả hai khai nhận đã chôn xác của Chaplin tại một cánh đồng ngô ở Corsier, cách gia đình ông 1,6km. Hành vi này là do cả hai gặp khó khăn về tài chính.
Wardas và Ganev bị kết án cướp mộ và tống tiền vào tháng 12.1978. Wardas bị phạt lao động công ích 4,5 năm, Ganev bị tù treo 18 tháng.
Tên trộm bí ẩn cướp bàn tay của Juan Perón
Năm 1976, quan tài cựu thủ tướng Argentina Juan Perón được được chôn tại hầm mộ gia đình nhà Perón ở khu cong vien nghia trang Chacarita, thủ đô Buenos Aires.
Mộ gia đình nhà Parón, nơi đặt thi hài của cố thủ tướng Argentina.
13 năm sau, Đảng Peronis Justicialist nhận được một bức thư nặc danh có ghi, hai bàn tay cùng mũ và kiếm của Perón đã bị đánh cắp với tin nhắn đòi tiền chuộc 8 triệu USD nhưng bị từ chối.
Sau đó 6 người đàn ông đã bị bắt giữ, 5 kẻ bị buộc tội. Thế nhưng không ai trong số này có liên quan đến bằng chứng cướp mộ, do đó bàn tay của Perón đã không bao giờ được tìm thấy.
Thi hài "ông hoàng nhạc R&B" bị gia đình "đánh cắp"
FBI từng khẳng định, gia đình Elvis Presley bị cáo buộc trong vụ dàn dựng đánh cắp thi hài sau khi ông qua đời năm 1977.
Tin Shock vụ đánh cắp thi hài Elvis Presley
Mộ của Elvis Presley mỗi năm được hàng trăm người tới thăm viếng.
Theo đó, họ đã dàn dựng một vụ cướp mộ giả mạo để qua mắt chính quyền thành phố Memphis, bang Tennessee với mong muốn đưa "ông hoàng nhạc R&B" đến nghĩa trang nổi tiếng Graceland. Cha đẻ Elvis Presley là Vernon Presley là người dàn dựng và bị cáo buộc đánh cắp thi hài của nam danh ca.
Tuy nhiên, vụ cướp mộ chỉ là trò lừa bịp nhưng những người này đã bị bắt vào ngày 29.8.1977, gần cong vien nghia trang Forest Hill, nơi thi hài Elvis được đặt trong một quan tài bằng đồng nặng hơn 400kg.
Cuối cùng vào ngày 28.9.1977, thi hài của Elvis Presley được chuyển đến Graceland và chôn lại vào ngày 2.10 cùng năm. Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm thu hút hơn 600.000 khách du lịch/năm, với giá vé 77 USD/người để được viếng mộ Elvis Presley.

Từ khóa:

Nghĩa trang đẹp, nghia trang dep, Tin Shock vụ đánh cắp thi hài Elvis Presley , Tin Shock vụ đánh cắp thi hài Charlie Chaplin, Tin Shock vụ đánh cắp thi hài người nổi tiếng Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, Công viên nghĩa trang, Cong vien nghia trang.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Thực trạng đất nghĩa trang hà nội

Người người nhà nhà đua nhau chiếm dụng đất nghĩa trang Hà Nội rồi bán lại, cho thuê kiếm tiền trên cái chết của khác.


Cách đây chừng dăm bảy năm, khu đất nghĩa trang của xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội) chỉ độ 3 - 4ha, vậy mà giờ đây khu nghĩa trang này đã phát triển rộng tới hơn chục hecta. Do đâu mà nghĩa trang lại mở rộng nhanh đến như vậy?
Theo bà con ở đây, đất nghĩa trang mở rộng như vậy là do người người, nhà nhà đua nhau khoanh khu, quây diện tích chiếm đất nghĩa trang. Khi chiếm được đất, họ mang gạch ra xây bờ tường bao vòng xung quanh để nhà khác không thể nhảy vào mà lấn chiếm được nữa, vì coi như đất đã “có chủ”.
Có những người chiếm được cả vài trăm mét vuông, y như diện tích dành cho đất ở của người sống. Khi những phần đất dành cho nghĩa trang đã hết, người ta còn “nghĩa trang hà nội hóa” sang cả những phần ruộng trũng, đầm phá ở xung quanh...
Trên phần đất chiếm dụng được, nhiều gia đình còn xây sẵn mộ giả, rồi láng ximăng trên bề mặt để chống hoang hóa và cỏ dại mọc. Tôi còn được biết một số người chiếm dụng được nhiều đất nghĩa trang rồi “nhượng” lại cho người ở nội thành một phần đất chỉ để tiểu cốt mà họ cũng thu được tới mấy chục triệu đồng.
Tôi không biết địa phương có nắm được việc này không và xử lý thế nào? Nhiều người ở xã tôi lo ngại nếu cứ để mọi người chiếm đất nghĩa trang rồi khoanh vùng, chia lô ra bán thì vài năm nữa người dân ở xã (không chiếm được đất) chết sẽ chẳng có chỗ mà chôn cất.
Thực trạng đất nghĩa trang Hà Nội
Thực trang đất nghĩa trang Hà Nội
VIỆT CƯỜNG (Hà Nội)
* Ông Nguyễn Chiến Thắng (chủ tịch UBND xã Kim Chung, H.Đông Anh, Hà Nội) trả lời:
Phân chia khu vực trong nghĩa trang là do lịch sử để lại
Về việc phân lô, phân nền trong nghĩa trang, tôi khẳng định là không có. Đây là vấn đề do lịch sử để lại bởi nghĩa trang Kim Chung là nghĩa trang cổ. Trước đây, các thôn làng và các dòng họ tự phân chia các khu vực chôn cất, quy tập riêng cho dòng họ mình.
Hiện nay điều kiện kinh tế khá lên nên các dòng họ bắt đầu xây dựng bờ tường hay các khu mộ khang trang hơn. Điều này dễ gây hiểu nhầm là phân lô các khu vực trong nghĩa trang.
Nhiều năm nay, ủy ban xã đã cho thống kê số lượng mộ và các gia đình, dòng họ liên quan để kiểm soát chặt chẽ. Do đó nếu có việc tự tiện mở rộng hoặc tự ý lấn chiếm xã sẽ nắm được và ngăn chặn ngay.
Việc chiếm dụng đất đai để làm đất nghĩa trang cho cá nhân tôi cũng khẳng định là không có. Chỉ có diện tích đất vài trăm mét vuông vốn là cái ao nằm cạnh nghĩa trang trước đây giao cho quản trang nuôi cá, vừa rồi ủy ban xã thu lại rồi san lấp để mở rộng thêm nghĩa trang chút ít. Chỗ này dùng để phục vụ cho việc mai táng mới cho tất cả hộ dân trên địa bàn, chứ không phục vụ riêng cho gia đình hay dòng họ nào.
Tuy nhiên, phải thừa nhận có một vấn đề là hiện nay người dân rất bức xúc do không có nơi mai táng mới.
Quy hoạch mới của xã Kim Chung không có diện tích đất mới nào phục vụ nghĩa trang. Trong khi đó, nghĩa trang cũ hiện nay khoảng hơn 10ha cũng đã cơ bản khai thác gần hết. Đảng ủy, ủy ban xã đã và đang tiếp tục vận động bà con hỏa táng người chết. Hai năm nay đã có 60 - 70% trường hợp áp dụng hình thức này.
Ngoài ra, xã đang kiến nghị về việc mở rộng thêm diện tích của nghĩa trang bằng cách san lấp hồ đầm nhưng cấp trên vẫn đang trong quá trình xem xét.
LÂM HOÀI – Tuổi Trẻ.
Từ khóa:

Thực trạng đất nghĩa trang Hà Nội, chiem dung dat nghia trang Ha Noi.

Giỗ đầu nhà thơ Kiên Giang tại nghĩa trang Bình Dương


Hoa trắng thôi cài trên áo tím - một năm sau ngày mất cố nhà thơ Kiên Giang tại công viên nghĩa trang Bình Dương.


Sáng 31.10, tại công viên nghĩa trang Bình Dương (P.Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát, Bình Dương) diễn ra lễ tưởng niệm một năm ngày mất của nhà thơ Kiên Giang, thu hút đông đảo người yêu thơ.
Hoa trắng thôi cài trên áo tím - một năm sau ngày mất cố nhà thơ Kiên Giang tại công viên nghĩa trang Bình Dương.
Giỗ đầu nhà thơ Kiên Giang tại công viên nghĩa trang Bình Dương.
Kiên Giang tên thật Trương Khương Trinh, sinh ngày 17.2.1929 tại làng Đông Thái, H.An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang).
Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là Hoa trắng thôi cài trên áo tím. Ông còn là soạn giả các vở cải lương Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới. Trước năm 1975, nhà thơ Kiên Giang làm ký giả cho nhiều tờ báo lớn của Sài Gòn. Ông từng tham gia phong trào “ký giả đi ăn mày” và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe do chính quyền VN Cộng hòa áp đặt lên giới báo chí.
Sau 1975, nhà thơ Kiên Giang làm Phó đoàn cải lương Thanh Nga. Ông qua đời ngày 31.10.2014 tại Bện­h viện Nguyễn Tri Phương và được an táng tại cong vien nghia trang Bình Dương.
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương nóc giáo đường

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh

Quen biết nhau qua tình lối xớm
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường

Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ em cầu kinh nho nhỏ
Thẹn thùng, anh đứng lại không đi

Sau mười năm lẽ anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi, chuông xớm đạo
Khi nàng áo tím bước vu quy

Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm kín khối sầu!
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỹ vật ban đầu!

Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa, nóc giáo đường

Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh đem gạch nát, xây tường lủng
Chiếm lại lầu chuông, giết kẽ thù

Nhưng rồi người bạn đồng song ấy
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, hồi vĩnh biệt
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ

Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp áo quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò, mờ thắm tươi

Xe tang đã khuất nẽo đời
Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu
Từ đây tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.
-Kiên Giang-
Theo Công Nguyên báo Thanh Niên.
Từ khóa:

Công viên nghĩa trang Bình Dương, Giỗ đầu nhà thơ Kiên Giang tại cong vien nghia trang binh duong.

Nghĩa trang thành phố nhà của dân nghèo Philippines


Đói nghèo cùng quẫn dẫn tới cảnh hàng nghìn người dân phải ăn ở ngủ nghỉ trong nghĩa trang các thành phố lớn tại Philippines, đặc biệt tại Manila thủ đô của đất nước này tình trạng trên cũng diễn ra từ rất lâu và không được các nhà chức trách quan tâm giúp đỡ.


Nghĩa trang thành phố nhà của dân nghèo Philippines
Do đói nghèo, hàng nghìn người dân Philippines đã phải ăn ở, sinh hoạt tạm bợ ngay trên những ngôi mộ bê tông xếp chồng lên nhau trong nghĩa trang của các thành phố lớn của Philippines.
Bé gái ngồi cạnh một bia mộ giữa khu ổ chuột nằm trong khuôn viên nghĩa trang ở thành phố Navotas.
Bé gái đứng trước những ngôi nhà được dựng tạm bợ ngay trên các ngôi mộ trong nghĩa trang ở thành phố Pasay.
Người dân cắt tóc ngay cạnh những ngôi mộ được xếp chồng lên nhau tại một nghĩa trang ở phía bắc thành phố Manila. Đây là nơi chôn cất của hàng trăm ngàn tử thi, nằm trong những ngôi mộ đa phần làm bằng bê tông hình hộp chữ nhật nằm lộ thiên.
Một gia đình sử dụng hầm mộ để làm nơi ở tại nghia trang ở thành phố Manila.
Người đàn ông ngồi uống cà phê cạnh một ngôi mộ cũng chính là nơi sinh sống của gia đình ông.
Những ngôi nhà tạm được xây dựng ngay trên các ngôi mộ tại nghĩa trang ở thành phố Navotas.
Những người dân nghèo phải sống trong các nghia trang vì họ không đủ khả năng thuê nhà.
Bên trong nơi ở của một gia đình tại nghĩa trang ở thành phố Pasay.
Trẻ em vô tư chơi bóng rổ trong một nghĩa trang ở thành phố Manila.
Cậu bé uống nước từ vòi ngay cạnh các ngôi mộ.
Người đàn ông lấy nước về nhà tại một nghĩa trang ở thành phố Manila.
Bên trong một ngôi nhà tạm tại khu ổ chuột trong nghĩa trang ở thành phố Manila.
Cuộc sống của những người dân nghèo diễn ra ngay trên nơi an nghỉ của những người đã khuất.
Trẻ em chơi đùa trong nghĩa trang ở Manila.
Trẻ em chơi đùa trong nghĩa trang ở Manila.
Tin tức nguồn: xaluan.com
Từ khóa:

Nghĩa trang thành phố manila Philippines, đất nghĩa trang thành nơi định cư của dân nghèo.


Nương nhờ đất nghĩa trang tôi mới có ngày hôm nay

Trong ngôi chùa hoang giữa nghĩa trang Bình Hương Hòa có gia đình một người đàn bà hơn 35 năm sống bằng nghề 'canh gác mộ': "Nương nhờ đất nghĩa trang gia đình tôi mới có ngày hôm nay".


Cảnh nhà sa sút, Dung “ba Tàu” dắt mẹ và đứa em ra nghĩa trang Bình Hưng Hòa tìm chỗ trú thân. Hơn 35 năm, bà vẫn chọn ngôi chùa hoang lạnh lẽo giữa bốn bề mả mồ trong khuôn viên đất nghĩa trang để sống.
Ngôi chùa hoang giữa nghĩa trang
Dung “ba Tàu” tên thật là Trần Thị Nghĩa (56 tuổi, ngụ nghĩa trang Bình Hưng Hòa, TP.HCM) vốn người ở khu Lò Gốm (Q.6, TP.HCM). Gia đình Dung “ba Tàu” có của ăn của để nhờ nghề bán củi nhưng chẳng may khánh kiệt bởi thăng trầm của lịch sử.
Sau khi tài sản tiêu tán, cả nhà Dung “ba Tàu” có về quê ở Bến Lức, Long An để tính chuyện làm nông sinh sống. Thế nhưng ruộng nương không có, công việc làm thuê cũng không nhiều nên Dung “ba Tàu” quyết dắt mẹ trở về Sài Gòn tính kế mưu sinh.
Trong người không tiền, Dung “ba Tàu” quyết định ở tạm một ngôi chùa hoang trong khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Đầu năm 1980, nghĩa trang Bình Hưng Hòa nằm tách biệt với khu dân cư, 4h chiều đã không còn ai qua lại, đường xá vắng hoe. Có chút e sợ, bà liền khấn vái trời phật thương xót cho tá túc qua ngày.
“Trước khi về sống ở nghĩa trang, tôi từng nghe phong thanh người ta đồn nhiều người đi ngang đây bị nhát. Ngay cả ngôi chùa tôi đang ở, trước khi tôi đến thường xuyên bị sét đánh trúng, không hiểu vì sao từ khi tôi tá túc thì không còn cảnh đó nữa. Có lẽ, ông trời thương người lâm vào bước đường cùng như mẹ con tôi”, Dung “ba Tàu” nhớ lại.
Nương nhờ đất nghĩa trang tôi mới có ngày hôm nay
Người phụ nữ 35 năm sống trong đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa.
Ngôi chùa không có mái lợp, ngày ráo, mấy mẹ con nằm ra đất mà ngủ, ngày mưa lại chui rúc dưới chân tượng Phật, thức trắng đêm mong mưa mau tạnh. Dung “ba Tàu” tuy là con gái nhưng giỏi giang từ khi còn là cô chủ của cửa hàng bán củi.
Thế nên, khi bàn tay trắng, Dung “ba Tàu” may mắn tìm được công việc làm mướn ở mấy ruộng cải và đắp mộ thuê. Hễ không ai thuê đắp mộ, Dung lại đi gánh phân, nhổ cỏ mướn.
“Tiền công chủ vườn trả có khi là bó cải, mấy cọng hành, dăm ký gạo còn công việc đắp mộ thuê đôi khi là tôi tự thấy thương cho người đã khuất mà đắp thêm cho vài nắm đất. Người nhà của người chết thấy thương thì cho ít tiền còn không cho cũng không sao, coi như làm công quả”, bà chia sẻ.
Cuộc đời Dung “ba Tàu” thêm một lần sóng gió và biến người con gái dịu dàng thành người đàn bà gai góc.
“Lăn lóc vào đời khó tránh khỏi cảnh “ma cũ ức hiếp ma mới”. Tôi chân ướt chân ráo đến dat nghia trang sống, thấy người ta mướn người đắp mộ thì xắn tay vào làm. Mấy mẹ con hì hục mãi mới đắp xong một nấm mộ, chưa kịp rửa tay nhận tiền thì xuất hiện một người đàn ông bặm trợn đến bốc một cục đất quăng lên nấm mộ rồi ngửa tay lấy tiền từ người thuê. Lần đầu nhịn, lần thứ hai cắn răng nuốt hận, lần thứ ba, tôi cầm cây liềm đến nói chuyện phải quấy. Người đàn ông đó liền vung tay đánh tôi. Cơn đau biến tôi thành một con người khác, tôi cầm cây liềm lao tới chém vào lưng ông ta”, Dung “ba Tàu” thoáng buồn.
Khi người ta chở người đàn ông này đi cấp cứu, Dung “ba Tàu” mới bừng tỉnh và khóc trong lo sợ.
“Mẹ tôi giật lấy cây liềm dính máu trong tay tôi và đi thẳng tới công an đầu thú bà là người gây ra thương tích cho người đàn ông đó. Bà nói bà già rồi có ở ngoài cũng không nuôi được ai. Tôi ở ngoài ráng lo cho em. Nhưng may mắn, bà con đều biết tôi là người thật thà, hiền lành nên khuyên gia đình của người đàn ông kia không thưa kiện mà tự thương lượng với nhau. Gia đình họ bắt tôi đền tiền thuốc đến hai chỉ vàng. Số vàng ở những năm bao cấp là hết sức lớn lao. Lỗi mình gây ra thì phải chịu, tôi cố gắng làm lụng, chắt chiu từng đồng trả cho người ta. Tờ giấy cam kết ngày ấy tôi giữ đến khi mục nát để nhìn đó mà tự răn mình”, Dung “ba Tàu” cho biết.
Dung “ba Tàu” lấy chồng. Chồng Dung là người đàn ông đã có một đời vợ. Ở với Dung đến năm 25 tuổi thì ông qua đời để lại hai đứa con, một trai một gái. Dù một chữ bẻ đôi không biết, Dung “ba Tàu” vẫn tâm niệm ở đời “Gà luộc một lần mới ngon, chồng con thì cũng chỉ một”. Thế nên, khi chồng mất, Dung cắt tóc giả trai, sống dưới phận “ô môi” để người đời bớt dòm ngó, ong bướm không quấy rầy. Cũng vì thế, cuộc đời người phụ nữ vốn yếu ớt ngày một mạnh dạn hơn trên đường đời.
35 năm nghĩa tình với nghề 'gác mộ'
“Tôi ở nghia trang gần 35 năm nhưng chưa lần nào bị quấy phá. Nhiều người nói tôi gan không sợ ma nhưng thật ra có thấy đâu mà sợ. Tôi nghĩ nếu mình sống phải thì người trần hay người âm đều không quấy phá.
Từ hồi nào đến giờ, cứ mỗi lần nấu cơm, tôi lại khấn “người nào thấy cơm chín thì ăn chứ nhà con ăn uống bất thường nên xin bà con thông cảm. Ma không thấy chứ xì ke, mại dâm thì gặp nhiều rồi. Hồi mới giải phóng thì không nhiều nhưng từ năm 2000 đến nay, xì ke tìm về hút chích ở nghĩa trang hơi nhiều. Chẳng những vậy, bọn họ còn phá mồ mả, bẻ hàng rào sắt đi bán kiếm tiền mua ma túy nữa. Thế nhưng, chưa có đứa nghiện nào dám qua khu vực tôi sinh sống mà quấy phá”, Dung “ba Tàu” cho biết.
Thời gian thoi đưa, Dung “ba Tàu” trở thành bà của mấy đứa cháu ngoại lít chít. Bà kể: “Thằng con trai năm nay gần 30 tuổi mà vẫn chưa chịu lấy vợ. Nó đi làm, bao nhiêu tiền tôi biểu nó để dành mà cưới vợ. Tôi già rồi, sáng đi nhặt xương về cho mấy con chó ăn, trưa một chút thì đi bán cà phê phụ mấy người bạn trong xóm. Làm được việc thì người ta cho ăn cơm. Đứa con gái thì đã qua hai đời chồng có bốn đứa con. Nó không giống tôi, đời chỉ biết một người chồng mà thôi, khuyên nó không nghe thì nó thích làm gì cũng kệ”. Đàn chó có nhiệm vụ canh gác “cấm địa” của gia đình Dung “ba Tàu” và cả những vật dụng của mấy người bán hàng rong gửi lại.
Ngôi chùa hoang trong đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Dung “ba Tàu” kể: “Đàn chó của tôi hay dữ lắm. Tối nào, tụi nó cũng chia ra bốn hướng mà ngủ. Hễ nghe tụi nó sủa là tôi bật dậy cầm cây thủ sẵn. Giữ đồ cho người ta không bao nhiêu tiền mà hễ mất là đền chết, tiền triệu trở lên.
Có người cho nhà, kêu tôi về Châu Đốc sống nhưng quen rồi bỏ đi không được. Công việc chăm sóc mộ ở đây cũng chỉ tự tôi làm chứ cũng chẳng còn mấy người thuê mướn. Từ lúc có tin di dời nghĩa trang, nhà nào có điều kiện thì đã đến bốc mộ. Đa số mộ vắng chủ, mộ đất thì còn nằm lại. Thương họ lạnh lẽo, mùa mưa đất mềm thì tôi đi đắp thêm đất, mùa khô thì quét dọn, lau chùi. Chiều nào cũng thắp cho họ cây nhang để đỡ hiu quạnh. Sống đâu quen đó, hễ có một ngôi mộ được bốc đi, tôi lại thấy buồn man mác, có cảm giác nhớ nhung”.
Đến tuổi này, Dung “ba Tàu” tâm niệm: “Ngó lên thì chẳng bằng ai nhưng ngó xuống còn nhiều người khổ hơn mình. Ngày xưa, ai đánh tôi, tôi đánh lại nhưng bây giờ tôi bỏ được cái tánh đó rồi. Chắc nhờ tôi nghe kinh Phật nhiều. Tôi không biết chữ nên mấy bà bạn tặng cho cái máy nghe kinh”.
Dung “ba Tàu” tin với tình người thì nghĩa trang cũng trở thành ngôi nhà ấm cúng. Với bà, mấy đứa cháu ngoại ngoan ngoãn, biết phụ giúp gia đình và không bệnh tật là niềm vui lớn nhất. Nửa đời sống sau này, bà đã chọn cắt đi mái tóc dài, chọn cho mình làn khói thuốc để cứng rắn hơn khi giông tố cuộc đời cứ tiếp nối. Đâu đó trong làn khói thuốc, nét dịu dàng vẫn quyện trong ánh mắt yêu thương gia đình hết thảy.

Từ khóa:

Đất nghĩa trang Bình Hưng Hòa, Ngôi chùa hoang trong nghĩa trang nơi một gia đình sống hơn 35 năm, dat nghia trang, nghia trang Binh Hung Hoa.

Biệt thự ma ám rùng rợn hơn cả nghĩa trang


“Thà mua đất nghĩa trang còn hơn là mua những ngôi biệt thự ma ám rùng rợn tại Mỹ”. Ở phương đông huyền bí thì điều trên là đúng tuy nhiên ở phương tây thì những biệt thự này lại vô cùng thu hút người xem cũng như thăm quan.


Những ngôi nhà nghi bị ma ám ở Mỹ còn rùng rợn hơn cả những khu đất nghĩa trang kịnh dị và ám ảnh nhất thế giới.
Nhiều biệt thự và lâu đài cổ ở Mỹ nổi tiếng đáng sợ bị nghi có hiện diện của những hồn ma và những âm thanh kỳ lạ ma dẫn đường quỷ đưa lối trong khuôn viên.
Lâu đài Franklin lâu đài ma ám rùng rợn nhất nước Mỹ
Biệt thự ma ám rùng rợn hơn cả nghĩa trang Lâu đài Franklin
Lâu đài Franklin rùng rợn hơn tất cả những vùng đất nghĩa trang quỷ ám
Lâu đài ở số 4308 đại lộ Franklin, Cleveland, Ohio được xây vào năm 1881, còn gọi là Nhà của gia đình Tiedemann. Theo truyền thuyết, trong ngôi nhà có rất nhiều hành lang và phòng kín được sử dụng để giấu rượu. Một số người con của nhà Tiedemann đã chết trong thời gian gia đình họ sống ở lâu đài Franklin. Cư dân của lâu đài từng phát hiện xương trẻ em chất thành đống ở một trong những căn phòng bí mật. Ảnh: Christopher Busta-Peck.
Biệt thự Woodburn
Biệt thự Woodburn
Thà mua đất nghĩa trang còn hơn mua Biệt thự Woodburn.
Theo Live Science, biệt thự Woodburn ở Dover, Delaware, được xây vào năm 1798 và là nơi ở của thống đốc bang từ năm 1965. Khách viếng thăm và cư dân sống trong biệt thự cho biết họ trông thấy hồn ma lang thang của Charles Hillyard III, người cho xây biệt thự, với bộ tóc giả theo phong cách thế kỷ 18. Khách mời trong lễ nhậm chức của Thống đốc Mike Castle vào năm 1985 còn bắt gặp hồn ma một cô gái nhỏ mặc váy kẻ ca-rô trong khuôn viên biệt thự. Ảnh: National Park Service.
Rowan Oak
Rowan Oak
Biệt thự Rowan Oak ở Oxford, Mississippi, được xây vào năm 1844 và hiện thuộc quyền sở hữu của bang. Theo lời đồn, hồn ma của nhà văn William Faulkner, chủ cũ biệt thự, vẫn bước đi giữa những hành lang, viết đầy lên những bức tường ngoài phòng làm việc của ông và đe dọa những sinh viên đến gần ngôi nhà vào ban đêm. Việc tới thăm Rowan Oak sau khi trời tối bị nghiêm cấm hoàn toàn. Ảnh: Bảo tàng Đại học Mississippi.
Tòa nhà Epperson
Tòa nhà Epperson
Tòa nhà Epperson ở gần Đại học Missouri–Kansas bao gồm 56 phòng. Người chủ đầu tiên của nó chết chưa đầy hai năm sau khi xây xong tòa nhà. Theo đại diện trường, hồn ma của một sinh viên khoa nhạc thường chơi đàn phong cầm bên trong phòng khách tòa nhà. Bảo vệ tòa nhà thường nghe thấy những tiếng bước chân ở đây. Ảnh: Lance Nash/HexFX Aerials.
Ngôi nhà ở đồn điền Ferry
Ngôi nhà ở đồn điền Ferry
Ngôi nhà ở đồn điền Ferry đẹp rùng rợn không kém gì những miền dat nghia trang đẹp nhất thế giới.
Ngôi nhà đồn điền bằng gạch ở Virginia Beach, Virginia, được cho là nơi trú ngụ của 11 hồn ma từ năm 1830. Người dân xung quanh từng trông thấy những quả cầu ánh sáng bay lơ lửng bên trên mái nhà. Một người phụ nữ mặc đồ trắng thường xuất hiện bên trong ngôi nhà, bên cạnh những đứa trẻ nhỏ ẩn hiện trên cầu thang và ô cửa. Khách viếng thăm còn trông thấy ông già người Mỹ gốc Phi đi bộ lên lầu trên, ngang qua một phòng nghỉ và đốt ngọn lửa ma ở lò sưởi nay đã bị lấp kín bằng gạch. Ảnh: Creative Commons.
Pioneer Park
Pioneer Park
mua đất nghĩa trang hay mua nhà của Henry Webber.
Pioneer Park, hay Nhà của Henry Webber, là một trong số ít những công trình cổ còn tồn tại ở Aspen, Colorado. Ngôi nhà được xây vào những năm 1880 và bị đồn là ám bởi hồn ma vợ người xây lâu đài, Henry Webber. Theo Thời báo Aspen, Harriet Webber chết đột ngột năm 1881, một năm sau khi gia đình bà đến thị trấn và mở cửa hàng kinh doanh giày. Harriet chết do dùng quá liều strychnine, một chất độc chỉ nên sử dụng với liều rất nhỏ để kích thích thần kinh. Nhiều lời đồn cho rằng cái chết của bà là một vụ giết người hoặc tự tử. Chỉ 4 tháng sau khi Harriet chết, Henry Webber kết hôn với cháu gái của vợ ông. Ảnh: National Park Service.
Phương Hoa
Từ khóa:

Mua đất nghĩa trang, mua biệt thự ma ám, mua dat nghia trang, mua biet thu ma am rung ron, biệt thự ma ám rùng rợn cổ kính thu hút người thăm quan.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Có không nghĩa trang đẹp nhất hà nội

Còn đâu những hình ảnh đẹp về thủ đô Hà Nội khi mà những nghĩa trang giữa lòng Thủ Đô cứ ngày ngày gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của nhân dân.


Có một mê cung trong nghĩa trang Hà Nội


Ngay cả quản trang đôi khi cũng đi lạc tại nghĩa trang Hà Nội có tên quán Dền nói gì đến người đi thăm mộ: vào thăm mộ người thân rồi đi mãi chẳng thấy đâu, hoang mang hoảng sợ phải gọi quản trang giúp đỡ.