Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mua bán đất nghĩa tran Hà Nội, Phú Thọ Mr Nam 0985859972

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Xác chết 43 năm không phân hủy và giấc mơ kì lạ “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”

Xác chết 43 năm không phân hủy và giấc mơ kì lạ “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”: Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2 giờ sáng…

Tài hoa, bạc mệnh
Thời Pháp thuộc, ở vùng An Giang có 1 gia đình Nho học. Đinh Công Hạo là con trai thứ 3 trong gia đình ấy, gồm 4 anh chị em: 2 trai, 2 gái. Ngay từ thưở nhỏ cậu bé Hạo đã tỏ rõ sự thông minh và rất khôi ngô, tuấn tú. Những năm bắt đầu đi học trường làng, bên cạnh chữ Quốc ngữ, Hạo còn theo học chữ Nho và học đến hết cuốn Ngũ Kinh… vì vậy, điều không ai trong vùng lấy làm ngạc nhiên khi Hạo được cha là ông Đinh Đại Bửu hết mực yêu thương.

Nhưng ác thay, khi lên 10 tuổi Hạo mắc một chứng bệnh lạ. Khi bệnh phát, chẳng bao lâu sau đôi mắc cậu bé không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Có điều không ai giải thích được, đó là đôi mắt ấy vẫn sáng long lanh như người bình thường, chứ không hề mờ đục như những người mù khác.



Di ảnh Đinh Công Hạo hồi còn nhỏ


Nhưng ác thay, khi lên 10 tuổi Hạo mắc một chứng bệnh lạ. Khi bệnh phát, chẳng bao lâu sau đôi mắc cậu bé không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Có điều không ai giải thích được, đó là đôi mắt ấy vẫn sáng long lanh như người bình thường, chứ không hề mờ đục như những người mù khác.

Ông Bửu đưa con đi khắp vùng để tìm thầy chạy chữa. Nhưng cố bao nhiêu, tìm bao nhiêu thầy bệnh cũng không khỏi.
Đó là những gì mà ông Đinh Hữu Trí (SN 1956) em trai út ông Hạo – người hiện đang ở trong nhà gỗ cổ xưa và lưu giữ xác ông Hạo kể lại. Và theo ông Trí, trong những năm bị mù, nhưng càng lúc ông Hạo càng bộc lộ nhiều khả năng trời phú. Ông nội của ông Hạo vốn là 1 lương y, biết bắt mạch, bốc thuốc trị bệnh. Song, thỉnh thoảng người trong nhà bị một số chứng bệnh lạ mà ông này không tài nào trị khỏi. “Lúc đó, anh Hạo xuất thần kê toa, chữa bệnh. Lần nào anh Hạo cũng chữa cũng khỏi bệnh. Nhưng ảnh kêu người nhà phải giữ kín, không được nói ra ngoài” – ông Trí kể.

Ông Trí cho biết anh trai mình sống trong cảnh tăm tối khoảng 7 năm thì trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/12/1968 (âm lịch). Khi đó (ông) Trí đã 12 tuổi nên còn nhớ rất rõ những gì đã xảy ra: “Trước khi chết khoảng 3 ngày, anh tôi không ăn cơm, cháo gì mà chỉ uống sữa, ăn mãng cầu gai giã nhuyễn quậy với đường cát trắng. Ảnh chết lúc 9 giờ sáng. Nhưng vì thương con ba tôi để đến 3 giờ chiều vì sợ ảnh ‘đi thiếp’ (chết lâm sàng). Tới lúc cơ thể nguội lạnh, tay chân cứng hết, ông mới chịu cho liệm vào 1 chiếc hòm bằng gỗ cây gòn và đem chôn cách nhà chừng 200m” – Ông Trí kể.
Ông Trí bên quan tài đựng xác khô của ông Hạo
Những giấc mơ kỳ lạ. 
Sau khi chôn cất Đinh Công Hạo, cả nhà ông Bửu hết sức đau buồn và mệt mỏi. Đêm thứ 3 kể từ ngày chôn con trai, ông Bửu vừa lim dim thì thấy giấc mơ kỳ lạ. Lần thứ nhất, khi ông Bửu nằm ngủ trên giường, đột nhiên ông nghe rõ tiếng con trai văng vẳng: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”.

Cứ nghĩ do quá thương nhớ con nên bị mộng mị, ông Bửu bước xuống võng nằm một hồi để trấn tĩnh. Nhưng khi vừa thiu thiu ngủ trên chiếc võng lại nghe tiếng con trai về báo mộng văng vẳng bên tai với lời lẽ y như lần thứ nhất.

Thấy lạ, ông Bửu thức giấc xách chiếc đèn măng-xông đi rảo khắp nhà xem người nhà, cha mẹ, vợ, con ông có ai bị mơ hay không. Song tất cả mọi người đều ngủ say, không một ai mộng mị. Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2h sáng. Thấy lạ, ông Bửu gọi cả nhà thức dậy rồi bàn bạc với cha ông sẽ đi mượn thêm vài người ở xóm để đào xác Hạo lên. Sợ ông Bửu thương nhớ con mà chết, nên gia đình đã bàn bạc và quyết định quật mồ con trai ông, cốt để ông hài lòng.
Được hàng xóm giúp, ông Bửu tiến hành ngay việc đào mộ con trai vào lúc 5 giờ sáng cùng ngày.

“Đến khi bật nắp hòm ra mọi người đều bất ngờ vì anh Hạo giống như người đang ngủ say. Cha tôi cẩn thận kiểm tra, rờ, bóp thấy da thịt vẫn mềm dịu. Tay chân, co ra co vào bình thường chứ không cứng và lạnh như khi liệm. Cha tôi kéo thử cằm thì miệng anh Hạo há ra. Lúc này cha tôi tin là anh Hạo còn sống thật nên vội chạy vào nhà múc 1 ly nước to, dùng muỗng đổ vào miệng. Rồi lại thêm ly nước thứ 2 đổ vào miệng anh Hạo. Càng lạ hơn là đổ muỗng nào nước chảy tọt vào trong bụng hết muỗng đó. Rồi mọi người khiên xác anh Hạo đặt lên chiếc ghế bố, lật qua lật lại coi thấy quần áo vẫn sạch, khô, không hề ẩm ướt cũng không có dấu hiệu xác bị phân hủy, hôi thối” - ông Trí kể tiếp…

Và những bí ẩn trong ngôi nhà gỗ 
Lúc này, ông Bửu liền báo với nhà chức trách xin được đem xác con vào nhà và nhờ bác sĩ đến khám. Một đoàn bác sĩ của bệnh viện tỉnh với nhiều bác sĩ người nước ngoài đến khám xác Đinh Công Hạo. Ai nấy đều ngạc nhiên khi tim và hệ hô hấp thì không hoạt động nhưng chân tay vẫn mềm mại.

Thấy hiện tượng lạ, 1 bác sĩ người Mỹ đã ở lại nhà nhiều ngày để theo dõi, song không ai đưa ra được kết luận gì. Đến 4 ngày sau (tức là ngày thứ 7 kể từ ngày Hạo tắt thở) ông bác sĩ nọ dùng kim chích thử vào đầu ngón tay Hạo nặn ra vẫn còn máu đỏ. Đến ngày thứ 10 kể từ ngày Hạo tắt thở, vị bác sĩ tạm kết luận: “Bộ máy trong cơ thể Hạo vẫn còn hoạt động nên các tế bào không chết, không phân hủy mà vẫn còn máu tươi. Nhưng do nhiều ngày không được ăn gì, cơ thể thiếu năng lượng nên hệ hô hấp không trở lại được”. Nói vậy rồi ông bác sĩ người ngoại quốc kêu xe về bệnh viện quận Tân Châu (nay là huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) – cách đó chừng 20 km để chở bình tiếp hơi (bình oxy) xuống tận nhà nhằm kích hệ hô hấp cho Hạo.

Lúc chiếc xe Jeep vừa rời khỏi nhà thì ông Bửu phát hiện bàn tay của Hạo biến đổi từ bình thường sang màu vàng nhạt, nhưng thịt da lại trong suốt. Khi vị bác sĩ ngoại quay lại, hiện tượng trong suốt đã “ăn” lên đến cùi chỏ của hai cánh tay Hạo. 2 bàn chân cũng bắt đầu có dấu hiệu trong suốt và lan dần dần lên đến 2 đầu gối. Ông ta lắc đầu nói với ông Bửu là không thể cứu Hạo. Các bác sĩ đều “bó tay” ra về vào chiều 29 Tết Giáp Thân.


Vẫn không tin con trai chết, ông Bửu đóng chiếc quan tài khác đặt xác vào đó. Tuy nhiên, kể từ đó xác Hạo bắt đầu khô dần và teo tóp lại. Ông Bửu lộng 1 miếng kính trên nắp quan tài để có thể hàng ngày nhìn thấy con trai. Bên trên thân thể Hạo được phủ lên 1 lớp vải lụa màu vàng, mặt được trùm bằng chiếc khăn màu cau khô, chỉ lộ ra phần tóc ở đỉnh đầu. Ông Bửu qua đời năm 1994 và trước khi mất ông căn dặn con trai út là Trí phải giữ gìn xác anh trai và thờ phụng, nhang khói.

Cho đến bây giờ, xác “ông” Hạo vẫn được lưu giữ trong chiếc quan tài đặt trên gian gác gỗ trong nhà, chiếc quan tài đặt chéo góc. Người nhà ông Trí giải thích: Lúc đầu quan tài được đặt ngay chính giữa căn gác, đầu quay vào bàn thờ, nhưng đến sáng hôm sau thì nó lại “tự” nằm xéo qua một bên. Hôm sau mọi người khiêng đặt ngay ngắn lại thì sau đó cái hòm vẫn bị lệt qua 1 bên – ở vị trí như bây giờ.

Bà Dư Tuyết – vợ ông Trí cho biết: “Hồi anh Hạo chết tóc hớt cao, ngắn giống như trong di ảnh và tóc rất đen. Vậy mà bây giờ tóc lại dài hơn và còn có tóc bạc”.

Còn ông Trí quả quyết: “Cái xác chỉ bị khô lại, tất cả các bộ phận như ruột gan, mắt, răng… của anh Hạo đều còn nguyên dù đã 43 năm. Hồi ảnh chết gia đình tôi đem chôn cất bình thường, rồi đến khi đào xác lên cũng để nguyên như thế cho tới bây giờ”.

>> Xem thêm
Chiêm ngưỡng Nghĩa trang VIP Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên
Những lưu ý cần tránh đối với mồ mả

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

9 điều nên nhớ để tĩnh tâm tự tại

9 điều nên nhớ để tĩnh tâm tự tại: 9 điều khiến con người thanh thản mà Phật dạy dưới đây sẽ giúp bạn tự tại hơn giữa cuộc đời nhiều bề bộn, bon chen này.

1. Những người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, cuối cùng sẽ không chịu thiệt. Những người có thể chịu thiệt, nhân duyên tất nhiên sẽ tốt, những người nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều hơn. Một đời của người ta, có thể nắm bắt được một, hai lần cơ hội, cũng là đủ rồi vậy!​
2. Những người thích chiếm lợi thế, cuối cùng sẽ không chiếm được lợi thế gì cả, chỉ nhặt được một cọng cỏ, mà mất đi cả cánh rừng.
3. Những người tâm địa hẹp hòi, tấm lòng không sao rộng rãi được. Trong lúc bạn bè tụ họp, câu chuyện của họ không lúc nào rời khỏi bản thân và người trong nhà mình, thật đúng là “con ốc sên” chuyển thế, nội tâm trống rỗng, tự tư. Trong lòng chỉ có chuyện trong nhà mình, ngoài ra những chuyện khác chính là không có liên quan gì đến họ cả.
4. Chỉ có trân quý duyên phận mới có thể tiếp tục duyên phận. Trên đường đời, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người, thật ra có duyên mới có thể gặp nhau, người thân phần nhiều là bạn thân trong đời trước, bạn thân phần nhiều là ngời thân trong đời trước; những người mang đến phiền não cho bạn, phần nhiều là những người bạn đã từng làm tổn hại họ trong đời trước. Hãy đối xử tốt với người thân bên cạnh, quan tâm đến bạn bè bên cạnh, khoan dung với những người đã làm tổn hại bạn. Đây chính là nhân quả.
5. Trong tâm không có khuyết điểm gọi là phú, được mọi người cần đến gọi là quý. Vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
6. Cách tốt nhất để giải quyết phiền não, chính là quên đi phiền não.
7. Không tranh chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ, không nghe chính là thanh tịnh, không nhìn chính là tự tại, tha thứ chính là giải thoát, biết đủ chính là buông bỏ.
8. Không loạn bởi tâm, không vướng bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ quá khứ.
9. Cả đời này đã định sẵn chúng ta không mang theo được cái gì, vậy thì hãy sống vào lúc này, cười vào lúc này, giác ngộ vào lúc này vậy. Đó là điều khiến con người thanh thản.

>> Xem thêm

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Những lưu ý cần tránh đối với mồ mả

Nhiều chuyên gia phong-thủy ngày xưa và ngày nay chuyên nghiên cứu về âm trạch, đã chiêm nghiệm và đúc kết ra một số trường hợp không tốt về mộ phần, dẫn đến con cháu gặp nhiều điều bất hạnh…

Sau đây là một số trường hợp không tốt về mộ phần:


– Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt: Con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
– Mộ chôn gần đường cao tốc, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy công nghiệp nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút sách.
– Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.
– Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ, long mạch bị cắt đứt: Con cháu chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương: Con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tính luyến ái.

– Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.
– Quan tài bằng đá hay kim khí: Con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp. 
– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến: Con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
– Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.
– Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt, bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí: Con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận.
– Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau.
– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.

– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng (Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết).
– Xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí): con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn.
– Hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất: Con cháu đời sau là nạn nhân của chiến tranh và tai ương.
 
Việc chọn nơi trôn cất tốt là cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng đến phúc khí của đời con cháu sau này. Vì vậy, Hiện nay nhiều gia đình thường chọn những nơi đất nghĩa trang đẹp để quy tập trôn cất mộ phần của ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu nghĩa  và cũng là để tích phúc đức cho thế hệ con cháu sau này.  

>> Xem thêm
Chiêm ngưỡng nghĩa trang VIP Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên
Tổng quan đồi Đại An

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

10 điều cấm kị trong tang lễ mọi người nên tránh

Trong việc tang lễ ma chay, tín ngưỡng dân gian người Việt yêu cầu phải tuân thủ theo một số điều kiêng kỵ. Để đảm bảo những điều xui xẻo sẽ không tiếp diễn.

1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước
Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.
2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ
Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.
3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử
Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.
4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ
Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương. Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.
5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu
Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành. 
6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).
7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết
Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….
8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết
Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.
9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi
Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng. Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.
10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết
Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên ngày lễ 30/04 - 01/05/2016

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên ngày lễ 30/04 - 01/05/2016: Ngày lễ 30/04 - 01/05/2016 tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên đông vui và nhộn nhịp.


Đăng ký tham quan miễn phí ( xe riêng đưa đón tại nhà ): Hotline 0985 85 99 72