Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mua bán đất nghĩa tran Hà Nội, Phú Thọ Mr Nam 0985859972

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Công quả, Phúc đức tiêu tan nếu làm những điều này

Phật dạy rằng, hành thiện sẽ tích được Phúc đức. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô tình phạm phải sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn.
Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất mà một vị hòa thượng khuyên bảo!


1. Thường xuyên sát sinh
Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.
2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh
Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.

Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.

3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc.” Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không chống đối, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.
Người dùng tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Hiếu thuận nhưng không dùng vật phẩm tiền tài nuôi dưỡng cha mẹ thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú.

Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác
Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”

Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế.
5. Khoe khoang, khoa trương bản thân
Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.
6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an đây?

Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, quân tử cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!

Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản thân mình.
  

Tội Bất Hiếu

Nếu hiếu thảo được xem như đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội (tội nặng). Đức Phật từng ví cha mẹ như hai vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca và Phật Di Lặc(1). Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên, như bậc Đạo sư ở đời (2). Đức Phật dạy mọi người phải biết ơn cha mẹ, hiếu kính cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ bằng điều lành và làm những gì tốt nhất, cần thiết nhất cho cha mẹ. Cụ thể là chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của cha mẹ; hướng cha mẹ đến với điều thiện, điều lành và tránh xa điều xấu ác, bất thiện; giúp cha mẹ tạo nhân duyên lành mang lại an lạc, hạnh phúc cho đời này cùng đời sau(3).

Đức Phật dạy, người con biết hiếu thảo chẳng những đáp đền được công ơn cha mẹ mà còn tạo được nhiều phước báo cho mình nhờ những việc làm hiếu thảo đối với cha mẹ. Đức Phật khen ngợi người con hiếu thảo như sau: Người nào biết hiếu thảo với cha mẹ, người đó xứng đáng được cúng dường, được tôn kính ngang bằng với trời Phạm Thiên, được xem như các bậc Đạo sư ở đời(4). Và Ngài cho biết: Thờ cha mẹ đúng pháp, buôn bán đúng, thật thà. Gia chủ không phóng dật, được sinh Tự Quang thiên(5). Ở đây, người con biết tôn kính, phụng dưỡng cha mẹ đúng pháp; làm ra của cải vật chất bằng điều thiện, bằng nghề nghiệp, công việc chơn chánh để nuôi dưỡng, chăm lo cho cha mẹ; sống lương thiện, hữu ích để cha mẹ được an tâm, vui lòng, người con hiếu thảo như thế sau khi chết sẽ được sinh về cõi Tự Quang thiên.
Bên cạnh việc chỉ rõ cho mọi người hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về công ơn cha mẹ, dạy người làm con phải biết hiếu thảo với cha mẹ như thế nào mới là đủ để đáp đền công ơn cha mẹ(6), Đức Phật còn chỉ rõ quả báo của hành vi bất hiếu và cho biết đó là một đại tội, Ngài cảnh báo mọi người không nên phạm phải: Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu, điều ác cùng cực chẳng gì bằng bất hiếu(7).
Nếu hiếu thảo được người đời ngợi khen, được bậc Thánh khuyến khích và đem lại nhiều phước báo cho người con, thì bất hiếu bị người đời chê trách, lên án, kết tội. Hành vi bất hiếu cũng khiến người con mất đi nhân phẩm, đạo đức và bị tổn giảm phước báo, tùy mức độ bất hiếu mà tổn giảm phước báo nhiều hay ít, thậm chí tạo thành nghiệp cực ác dẫn đến địa ngục, đọa xứ. Hiếu thảo và bất hiếu đều không nằm ngoài phạm vi nhân quả.
Vào thời Phật tại thế, thái tử A Xà Thế nghe theo lời xúi giục của Đề Bà Đạt Đa âm mưu cướp ngôi và bắt giam vua cha là Bình Sa vương, rồi hành hạ vua cha cho đến chết. Vì tội bất hiếu ấy mà về sau ông lại bị chính con mình cướp ngôi và giết chết. Quả báo không chỉ có thế, dù cuối đời A Xà Thế tỉnh ngộ và quy y Phật, trở thành một Phật tử tại gia hộ trì Tam bảo đắc lực, nhưng sau khi chết ông vẫn tái sinh vào khổ cảnh, vì nhân lành ông gieo chưa đủ duyên để trổ quả trong khi ác nghiệp lại quá lớn(8).
Còn Tôn giả Mục Kiền Liên, vị Đại đệ tử thần thông đệ nhất của Phật, trong một kiếp quá khứ xa xôi đã nghe theo lời người vợ độc ác mà âm mưu ám hại cha mẹ. Chính vì hành vi đại nghịch, cực ác đó mà Tôn giả phải thọ quả báo khổ trong một thời gian dài, và trong kiếp cuối cùng, dù đã tu hành chứng Thánh quả A-la-hán, vẫn phải tiếp tục chịu quả báo bị ngoại đạo lõa thể giết chết(9).
Trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni có thuật lại một trường hợp về quả báo của tội bất hiếu như sau:
“Có một vị thiên tử ở cõi trời Đao Lợi tên là Thiện Trụ, ông biết mình sắp hết phước báo và phải bảy lần đọa làm cầm thú, thường ăn đồ nhơ uế. Sau bảy lần đọa làm cầm thú lại bị đọa địa ngục chịu khổ trải qua nhiều kiếp mới được làm người. Nhưng khi được thân người lại phải mang hình dung tướng mạo đen lùn, xấu xí, mù cả hai mắt, các căn không đủ, hơi miệng hôi hám, nghèo khó hèn hạ, đói khát khổ sở, ai thấy cũng gớm ghiếc lánh xa. Biết thế Thiện Trụ rất đỗi kinh hoàng, đêm ngày lo sợ, không biết vì nguyên nhân gì mình phải chịu quả báo nặng nề như thế. Ông bèn đến bái kiến Thiên đế Thích Đề Hoàn Nhơn cầu xin cứu giúp.
Thiên đế dùng thiên nhãn nhìn thấy sau khi Thiện Trụ hết phước sẽ đọa làm thân heo, sau thân heo lại thọ thân chó, hết thân chó lại thọ thân chồn, hết thân chồn lại thọ thân khỉ, rồi thân rắn, thân kên kên, thân quạ, trong bảy kiếp làm cầm thú ấy thường ăn những đồ nhơ uế. Thấy thế, Thiên đế nghĩ: Thiên nhãn của ta chỉ thấy biết ít phần, không thể hiểu được những nghiệp nhân sâu xa. Chỉ có Đức Như Lai là bậc Chánh biến tri mới có thể hiểu thấu suốt tất cả nhân quả thiện ác. Và cũng chỉ có Đức Như Lai mới có thể cứu Thiện Trụ thiên tử ra khỏi vòng khổ ách. Ta nên đến thỉnh cầu Ngài cứu giúp.
Rồi Thiên đế Thích Đề Hoàn Nhơn cùng Thiện Trụ thiên tử và chư thiên xuống bái kiến Đức Phật, trình bày sự việc và thỉnh cầu Đức Phật cho biết Thiện Trụ thiên tử đời trước tu phước chi mà được hưởng sự vui nơi cõi trời? Tạo nhân gì mà sau khi hết phước cõi trời phải bảy lần đọa làm thân cầm thú, ăn đồ bất tịnh, rồi thọ sự khổ nơi địa ngục, sự hèn hạ, xấu xí nơi cõi người?
Đức Phật đã cho Thiên đế và chúng hội biết, vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi có hai mẹ con nhà nghèo sống bằng nghề làm ruộng. Cha đứa bé chết sớm, từ nhỏ tới lớn đứa bé sống với mẹ, hàng ngày lo việc cày cấy trồng trọt ngoài đồng. Một hôm đứa con làm việc ngoài đồng đến trưa mà chưa thấy mẹ đem cơm ra cho mình, vừa mệt lại vừa đói nên trong lòng nổi lên sân hận, nó dùng lời ác độc mắng mẹ rằng: ‘Mẹ còn thua loài súc sinh! Con heo, chó, chồn, khỉ, rắn, kên kên, quạ còn biết thương và chăm lo cho con của nó, còn bà lại để tôi đói khát như thế này’. Đứa con chửi mắng, nguyền rủa mẹ mình một lúc thì bà mẹ mang cơm ra đến nơi, bà nói lời an ủi và cho biết vì bận nhiều việc nên bà đem cơm trễ.
Đứa con vui vẻ trở lại, ngồi xuống định dùng cơm thì thấy giữa hư không có vị Phật Bích Chi đi qua. Nó sinh lòng kính ngưỡng đứng lên chắp tay cúi đầu đảnh lễ và cúng dường phần cơm của mình cho vị Phật Bích Chi. Sau đó ít lâu người con xuất gia. Trong một buổi lễ nọ, có người phát tâm cúng dường tô du và sữa đặc. Người con nay đã là Tăng trong chùa, vì hiềm khích với chúng Tăng mà không lấy tô du và sữa đặc ra thết đãi. Có người hỏi thì ông trả lời: Bộ mấy người đui mù hết sao? Có tô du và sữa đâu mà bảo tôi dọn ra. Nếu muốn đòi thêm thì chỉ có phẩn và nước tiểu để cho các người ăn mà thôi.
Đứa con trai đó chính là Thiện Trụ thiên tử bây giờ, do kiếp trước hờn giận dùng lời ác gọi tên bảy loài cầm thú mắng mẹ, nên phải chịu quả báo bảy phen làm cầm thú. Do khi làm Tăng thốt lời nhơ uế mắng nhiếc chư Tăng nên nghiệp cảm thường ăn đồ bất tịnh. Do tham, sân, bỏn sẻn giữ riêng thức ăn của hiện tiền Tăng nên bị quả báo địa ngục và chịu nghèo hèn thô xấu trong kiếp người. Do mắng chư Tăng là đui mù nên nhiều đời phải bị mù đôi mắt, sống trong cảnh tối tăm và chịu nhiều khổ não. Nhưng do kiếp trước phát khởi tâm lành, cung kính cúng dường vị Phật Bích Chi mà được sinh lên cõi trời hưởng sự vui thắng diệu.
Thiện Trụ thiên tử nghe Phật nói rõ nhân duyên của quả báo khổ, quả báo vui mà mình phải nhận lãnh, ông hết sức ăn năn tự trách, bèn đảnh lễ Phật cầu xin sám hối. Đức Phật dạy, Thiện Trụ thiên tử chỉ vì nóng giận mắng mẹ và chư Tăng mà tổn giảm phước báo ở cõi trời, phải chịu thân cầm thú, địa ngục. Cho nên đối với cha mẹ và chư Tăng phải tôn trọng và cung kính, thường nhớ nghĩ đến ân đức chứ không nên khinh hủy”.
Hiếu thảo là đạo đức làm người, là nhân sinh về cõi trời, là hạnh của chư Phật, cho nên: Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu, điều ác cùng cực chẳng gì bằng bất hiếu(10).
Minh Hạnh Đức
Thích nghĩa :
1 Từ Bi Đạo Tràng Mục Liên Sám Pháp
2 Kinh Tăng Chi Bộ I
3 Kinh Tăng Chi Bộ I
4 Kinh Tăng Chi Bộ I
5 Kinh Nipata
6 Kinh Phật thuyết báo hiếu phụ mẫu trọng ân, Phật thuyết Vu lan bồn
7 Kinh Nhẫn nhục
8 Lịch sử Đức Phật Thích Ca
9 Đức Phật và Phật pháp
10 Kinh Nhẫn nhục

Hình ảnh Công viên Thiên Đức tháng 04-2016

Hình ảnh tại Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên tháng 04-2016, Cảnh quan và hạng mục công trình Nhà Tang Lễ đã được đưa vào sử dụng.


Xem thêm: