Mua bán đất nghĩa trang đẹp Hà Nội

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mua bán đất nghĩa tran Hà Nội, Phú Thọ Mr Nam 0985859972

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Hà Nôi: Bỏ nhà ra nghĩa địa để sống bên mộ vợ

Ba năm nay, ông bỏ bê nhà cửa, xóm làng ồn ã để ra nghĩa trang lạnh lẽo sống bên mộ vợ. Chốn quạnh hiu ấy, ông đã tỉ mẩn tạo dựng khu vườn với đủ loại cây trái...

Với nhiều người, nghĩa địa là nơi ẩn chứa nhiều ám ảnh rợn người. Nhưng, với ông thì đó là vườn địa đàng, là vườn yêu ấm áp.


Lạc đến “vườn yêu” của người đàn ông kỳ dị
Liễu Nội (Khánh Hà, Thường Tín) là làng nghề có tiếng của Hà Nội. Gia công đủ loại từ thiết bị máy móc tinh vi đến làm đồ gia dụng đơn giản nên làng giàu có, nhà cao tầng ken nhau, đông đúc chẳng kém gì phố xá.
Rìa làng, nơi xanh ngắt đồng lúa là nghĩa địa, với vô số những ngôi mộ xây kiểu cách, cầu kỳ. Dân nơi đây gọi nghĩa địa là gò, bởi ngự ở mô đất như bát úp.
Góc gò, cạnh những ngôi mồ lạnh ngắt là khu vườn với đủ loại cây trái, hoa màu xanh um rộng chừng hơn trăm mét vuông.
Khu vườn được chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận từ hàng rào đến từng luống rau, khóm thuốc. Vào nghia trang thì chỉ thấy sự chết chóc, ma mị nhưng lạc vào góc này thì thấy sự sống, sinh sôi hiển hiện mọi nơi.
Ông Thiệp bên "khu vườn tình yêu"
Góc vườn bên phải là giàn bầu cao quá đầu người. Giàn vuông vắn, rộng chừng 2 manh chiếu, được bắc bằng đủ thứ vật liệu từ tre, gỗ, sắt thép. Toàn những thứ người ta đã bỏ đi.
Cạnh giàn bầu là vườn đỗ đang cho quả. Nhìn những quả đỗ bóng mẩy ấy cũng đủ biết chủ nhân đã chăm bón rất đỗi cầu kỳ.
Qua mấy nếp đỗ là đến vườn thuốc, trồng xen lẫn rau thơm. Ngay cổng vườn thuốc có tấm biển chữ đã nhòe mờ. “Vườn hoa, cây cảnh làm phúc giúp đời”, là những được viết nắn nót trên tấm biển ấy.
Vườn thuốc có đủ các loại cây nhưng phổ biến vẫn là những loại mà người quê hay dùng để chữa những bệnh thông thường. Giữa “vườn làm phúc” có cây ngọc lan, tuy cao chưa quá đầu người nhưng đã hoa đã trổ, thơm ngan ngát.
Cạnh gốc ngọc lan, dưới tán chuối xanh rì là cây tứ quý bé xíu. Nếu không có tấm biển cắm ngay cạnh ghi dòng chữ “Hoa và cây tứ quý tặng em ngày 8/3/2016” thì có lẽ nhiều người cũng chẳng nhận ra đó là cây gì.
Góc bên phải khu vườn cũng là vô số những cây, hoa, rau màu… Cây nào cây nấy tươi tốt, ngay ngắn, thể hiện sự chăm sóc tỉ mẩn của con người.
Lối đi được xếp bằng những viên gạch cũ dẫn chúng tôi đến chính giữa khu vườn. Nơi ấy có ngôi mộ được xây dựng cầu kỳ bằng đá xẻ. Đó là mộ đôi. Phần bên trái đã có người nằm, bên phải thì còn bỏ không.
Trên phần mộ có bia ghi tên người đã khuất ấy có tấm bảng gỗ màu nâu đề bài thơ lục bát 4 câu. Bài thơ có tên là “Lời tâm niệm của cụ Thiệp Bùi”.
Chữ tình cùng với chữ duyên; Xin đừng thay áo mà quên lời nguyền; Bây giờ cách trở âm dương; Sau này xum họp lại chung một mồ”, ấy là lời thơ đề trên bảng gỗ.
Tấm bảng đề bài thơ tình được ông Thiệp đặt ngay trước bia mộ vợ mình.
Đang khám phá ngôi vườn kỳ lạ giữa dat nghia trang hiu hắt, vắng lặng thì chúng tôi bỗng giật nảy mình bởi tiếng hỏi bất ngờ: “Ai vào nhà tôi đấy!”.
Ngoảnh ra thì thấy một ông lão dáng thấp bé đang tất tả đi tới trên tay là lỉnh kỉnh những thứ không thể gọi tên. Nhìn vẻ mặt có phần hốt hoảng, lo lắng của ông lão thì chẳng cần giới thiệu tôi cũng biết cụ là ai.
“Tình chị duyên em”
Ông chính là Nguyễn Tài Thiệp, chủ nhân của “vườn yêu giữa nghĩa địa” này.
Tôi vừa vào làng nhặt nhạnh mấy thứ đồ linh tinh để gia cố lại giàn bầu”, chỉ vào đám đồ vừa lấy về ông lão thật thà chia sẻ.
Tôi ở đây quen rồi, về nhà là cứ thấy chân tay buồn bã, ruột gan như có ai đốt ai thiêu ấy. Đêm ngủ cũng chập chờn lắm, chỉ mong trời sáng nhanh để ra với bà ấy thôi”, vừa rót nước mời khách, ông Thiệp vừa mở đầu câu chuyện.
Giọng dí dỏm, ông Thiệp dẫn dắt chúng tôi về quãng thời gian 40 năm về trước. Quãng ấy ông mới ngoài đôi mươi và được nhiều cô gái trong vùng thầm thương trộm nhớ.
Tôi đẹp trai nhất làng đấy, có bà mê tôi còn mua cả xe đạp cho tôi đi học nữa cơ”, ông Thiệp thật thà khoe.
Tuy có nhiều người mê nhưng gia đình ông chỉ chấm một cô thôn nữ trong làng.
Ngày ấy, bởi nghèo nên gia đình muốn ông xây dựng với người trong làng chứ không đồng ý để rước “người thiên hạ”. “Lấy gái làng khác phải có nhiều sính lễ, nhà mình nghèo không theo được nên đành chịu thôi”, ông Thiệp tâm sự.
Sau một thời gian qua nhà đi lại, ông cũng bằng lòng với cô gái mà gia đình đã duyệt. Tuy nhiên, đến ngày đặt vấn đề chính thức thì người ấy lại “ngoảnh mặt làm ngơ”.
Người ấy bảo chỉ coi ông là bạn bởi trong tim đã có hình bóng khác.
Thất tình, ông buồn chán đến bỏ ăn. Đang quằn quại trong vũng lầy đau khổ thì có người chuyển đến cho ông lá thư viết vội trên giấy học trò. Tình thư viết vội. Một cô gái đã ngỏ lời rằng thương nhớ ông từ lâu.
Đọc đến cuối thư ông bàng hoàng khi biết người con gái mạnh bạo ấy chính là em họ của thôn nữ mà ông… cưới hụt.
Cô gái ấy bảo, bởi những lần ông sang nhà chị mình chơi, thấy ông hiền lành lại thêm phần vui nhộn nên yêu lắm. Yêu trong đau khổ thôi bởi ai dám giật ý chung nhân của chị gái mình.
Đúng là ông trời sắp đặt, duyên số cả rồi. Nếu bà kia mà không từ chối thì chắc gì tôi đã có được mái ấm hạnh phúc đến thế”, ông Thiệp nhớ lại.
Nhận được thư tình nhưng trong lòng còn lắm nỗi phân vân nên hơn 1 tháng sau ông mới biên thư trả lời. Bởi chưa có tình cảm gì với cô gái bạo dạn trên nên thư trả lời của ông rất… cùn.
Đại ý, ông bảo: “Nhà tôi nghèo lắm, chả có gì mà cưới em. Nếu em thích thì em tự mà lo liệu!”.
Tưởng những lời cộc cằn ấy sẽ làm đối phương cụt hứng, thui chột tình cảm nào ngờ vài hôm sau ông được cái hẹn “sang nhà em nói chuyện”.
Tới nơi, cô gái ấy bảo, cô muốn cùng mình đạp xe ra Hà Nội để mua đôi chiếu. Thời ấy, trai lấy vợ, gái lấy chồng mới cần mua đôi chiếu.
Em lấy chồng à?”, ông sốt sắng hỏi. “Vâng, em lấy chồng”, cô gái đáp. “Lấy ai?”, giọng ông gấp gáp. “Thì anh bảo em lo hết mà, lấy anh chứ còn ai nữa”, cô gái trả lời, giọng tự tin nhưng nhẹ như không.
Nghe cô gái nói vậy, ông cũng thấy xốn xang. Nghĩ “tình chị duyên em”, thôi thì cứ coi đây là sự an bài của số phận. Vậy là ông nhảy lên xe đạp đưa cô gái ấy ra Hà Nội.
Cô gái ấy chính là vợ ông, bà Nguyễn Thị Bùi, giờ đang nằm yên dưới mộ.
Càng xa, càng nhớ, càng yêu
Ban đầu thì chỉ là lấy vợ cho có thôi, nhưng càng về sau tôi càng yêu bà ấy hơn”, ông Thiệp chia sẻ.
Sở dĩ có chuyện “tình ngày càng nồng” là bởi chiến tranh rồi điều kiện công việc thời đó. Về ở với nhau được tròn 5 năm, kịp có với nhau 3 mặt con thì ông lên đường nhập ngũ.
Những ngày xông pha chiến trận ở mãi Tây Nguyên xa xôi ông mới thấy hết được tình yêu của người vợ hiền nơi quê nhà yêu dấu. Bận ruộng đồng, bận làm nghề gia truyền nhưng tháng nào bà cũng biên cho ông những trang thư dài dằng dặc.
Thư nào cũng lời lẽ ngọt ngào, yêu thương nồng thắm. Bà mong ông lành lặn trở về để cùng bà… đẻ tiếp.
Năm 1969, bị thương ở đùi, ông được đưa ra Bắc an dưỡng. Xe qua Thường Tín, ông nhảy xuống và cứ thế tong tong chạy bộ cả chục cây số về nhà thăm vợ thăm con.
Ngày nào cũng tỉ mẩn làm việc, sau 3 năm ông Thiệp đã tặng người vợ quá cố cả một "vườn yêu" với đủ loại cây trái, cỏ hoa.
Không biết chồng về nên thình lình thấy ông trước mắt, rụng rời chân tay, ôm ông mà bà như quỵ ngã. Biết vợ nhớ mình cháy bỏng nhưng ông vẫn bông đùa: “Dính mảnh bom nên súng ống hỏng rồi!”.
Nghĩ nói đùa để người vợ suốt mấy năm trông ngóng có dịp bất ngờ nhưng đêm đó, thấy ông về, mọi người đến chơi đông nên ông cũng chẳng có điều kiện để… “thanh minh”.
Sớm hôm sau, khi trời còn chưa tỏ thì ông đã được anh trai mình chở ra xe để lên Sơn Tây điều dưỡng. Ở khu điều dưỡng đó được 2 ngày thì bà bắt xe khách lên tìm.
May mà nơi tôi điều dưỡng anh em cũng tâm lý tạo điều kiện để hai vợ chồng gần nhau chứ không thì bà ấy còn đau khổ thêm thời gian dài nữa”, ông dí dỏm kể.
Hết thời gian điều dưỡng, ông về làm cán bộ xã. Được gần nhau, tình yêu cháy bùng ngùn ngụt. Hai người con nữa lại nối tiếp chào đời.
Đất nước giải phóng, ông nhận nhiệm vụ mới là đi xây dựng kinh tế nông trường ở mãi cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Yêu vợ thương con nhưng “nợ nước nặng hơn”, ông lại khoác ba lô lên đường. Thêm 10 năm nữa ông vắng nhà biền biệt.
Các con tôi mình bà ấy ở nhà nuôi dạy. Nhiều lúc nghĩ thương bà ấy lắm, có chồng mà cứ như không ấy”, ông tâm sự.
Mãi đến năm 1987, khi ông nhận sổ hưu thì hai vợ chồng mới trọn vẹn bên nhau.

>> Xem thêm 

Hà Nội: Tận dụng mồ mả của người chết làm nơi kinh doanh

Cả tuyến đường đi vào khu nghĩa địa của thôn Triều Khúc ngập tràn lông gà, lông vịt và được phơi chật kín trong khu đất của nghĩa địa.


Nhiều năm nay, quanh khu dat nghia trang thôn Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), đoạn qua xóm Cầu bị người dân nơi đây dùng để sấy, phơi đầy lông gà, lông vịt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Giáp ranh với Thủ đô Hà Nội lại gần đường giao thông, từ lâu thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội đã nổi tiếng với nghề "lông gà, lông vịt".
Cả tuyến đường đi vào khu nghĩa địa của thôn Triều Khúc ngập tràn lông gà, lông vịt và được phơi chật kín trong khu đất của nghĩa trang, thậm chí có khi còn phơi tràn lên đường đi lại.
Những khoảng đất rộng của khu nghĩa địa được các hộ dân láng ximăng để thuận tiện cho việc phơi phóng.
Trên con đường cuối làng dẫn ra bãi phơi, ruồi nhặng bay vù vù, mùi hôi thối bốc ra từ những sân phơi ẩm ướt làm cho người chưa quen mùi cảm thấy khó chịu.
Lông gà, lông vịt phơi tràn lên cả các phần mộ.
Một phần mộ ở giữa khu trung tâm nghĩa địa được người dân tận dụng để phơi các loại lông gà, vịt.
Lò sấy lông gà, lông vịt được đặt trong một túp lều lợp ngói fiprôximăng bên cạnh mồ mả ở khu nghĩa địa.
Người dân ở đây cho biết, số lông gà, lông vịt này do một số gia đình ở đây thu mua từ khắp nơi ở Hà Nội như Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức...
Tuy nhiên, nhiều người dân trong làng đã phản ánh về việc làm này gây ảnh hưởng đến mỹ quan đường làng, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tâm linh.
"Những túi nhựa thải bị ủ lâu ngày, lẫn trong đó là đủ thứ tạp chất, dịch, thực phẩm bẩn, nên khi trời mưa nước cứ thế rỉ ra và bốc mùi hôi tanh nồng nặc mỗi khi qua đây", một người dân làng Triều Khúc cho biết.
Những bao tải rác chất ngổn ngang quanh khu vực nghia trang.
Ông Hoàng Trọng Đức, Phó chủ tịch xã Tân Triều cho biết: Đây là nghề lâu năm của địa phương, khoảng năm 2005 người dân phơi nhiều lông gia cầm ra trục đường đi lại nơi dân cư, rất nhiều người dân đã phản ánh lên chính quyền. Do đó, các hộ dân đã xin ra bãi đất ruộng gần khu nghĩa địa để dựng nghề mưu sinh, họ dựng lều, lợp mái fiprôximăng phơi phóng lông gia cầm, dần dần họ tận dụng những phần đất trống trong nghĩa địa để mở rộng đất làm.
Ông Trịnh Đình Tâm - Phó chủ tịch UBND xã Tân Triều - phụ trách Văn - Xã khẳng định: "Chính quyền xã không đồng ý với việc làm này của người dân vì nó ảnh hưởng đến môi trường, đời sống tâm linh của người dân. Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở, năm 2012 chính quyền xã đã phải dùng hình thức cưỡng chế đối với các hộ dân (gồm 15 hộ), tuy nhiên đến nay một số hộ dân trong địa phượng bắt đầu có dấu hiệu tại phạm lại (khoảng 8-9 hộ). Chúng tôi sẽ có biện pháp nhắc nhở và xử lý trong thời gian tới cùng với đó sẽ đề nghị lên cấp trên quy hoạch đất để người dân có nơi dựng nghề".

>> Xem thêm

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Tôi mất một đứa con trai rồi, ông trời đừng cướp mất đứa còn lại

Sau cuộc phẫu thuật mổ u não, Tuấn được chỉ định chuyển sang Bệnh viện Ung bướu xạ trị. Sau cái chết của người con trai cả, rồi biến cố đến với Tuấn, vợ chồng chị Huyên lâm vào cảnh cơ cực lo từng đồng chạy chữa cho người con trai còn lại...


Sau mấy tháng điều trị, phẫu thuật lấy khối u não, Trần Văn Tuấn (SN 2000, trú tại xóm 3, xã Nghi Công Nam, Nghi Lộc, Nghệ An) được về nhà ít hôm để chuẩn bị bước vào giai đoạn xạ trị. Nhìn đứa con trai gầy rộc, một nửa cơ thể đã bắt đầu khó cử động do di chứng của khối u chèn ép dây thần kinh, chị Nguyễn Thị Huyên (SN 1977) xót xa cứ khóc suốt. Đang nuôi con nhỏ nên mấy tháng qua chị Huyên phải ở nhà. Việc chăm sóc Tuấn ở bệnh viện nhờ cả vào chồng và người mẹ già hơn 70 tuổi của mình.
16 tuổi, Trần Văn Tuấn vừa trải qua cuộc phẫu thuật u não. Người anh trai của em cũng ra đi vì chính căn bệnh này.

Nước mắt rơi lã chã, chị kể, chồng chị ở rể, không có đất cày cấy nên sau khi sinh được 2 đứa con trai Trần Văn Ngọc (SN 1998) và Trần Văn Tuấn thì cả hai quyết định gửi con cho bà ngoại, vào miền Nam làm thuê. Tích góp cả chục năm trời mới dám xây căn nhà mái bằng, mất 5 năm trời nhà mới xây xong. Cứ nghĩ có nhà cửa rồi, chỉ làm lụng nuôi con ăn học nữa là ổn, ai ngờ…
Tháng 6/2012, Trần Văn Ngọc kêu đau đầu và mất khi đưa đến bệnh viện chưa được bao lâu. “Bác sỹ bảo nó bị tổn thương não”, chị Huyên khóc nấc lên.
Sau cái chết của Ngọc, anh chị quyết định sinh thêm một đứa con nữa cho Tuấn có anh có em. Đứa con gái út mới hơn 1 tuổi thì Tuấn lại mắc bệnh.
Một đứa con trai đã mất, đứa con trai còn lại đang chuẩn bị bước vào giai đoạn xạ trị, chị Huyên như rơi vào hố sâu tuyệt vọng, không hiểu vì sao các con của mình cùng mắc một chứng bệnh như nhau.

“Hồi tháng 9 năm ngoái, tay chân Tuấn xuất hiện những mảng màu thâm tím. Chị nghĩ là con chơi đá bóng, va chạm nên mới thế. Sau thấy Tuấn kêu mỏi tay chân bên trái, khó cử động, hoảng quá chị đưa con đi viện. Qua mấy viện, họ kết luận nó có khối u ở não. Chị không dám tin, anh nó chết vì bệnh não, giờ nó lại…”, chị Huyên khóc nghẹn.
Nhà có gần 2 sào ruộng, đất đang ở nhờ nhà ngoại nên cũng chưa có sổ đỏ mà cầm cố. Hai vợ chồng vay nóng tiền đưa con đi viện. Sau gần 1 năm điều trị, Trần Văn Tuấn được phẫu thuật, cắt bỏ khối u trong não. “Khi bác sỹ thông báo ca mổ thành công tui như trút được gánh nặng trong lòng bấy lâu nay. Nhưng rồi họ bảo, phải chuyển cháu sang Bệnh viện Ung bướu để xạ trị. Nó mới hơn 15 tuổi đầu thôi…”, bà Nguyễn Thị Vân, bà ngoại của Tuấn rầu rĩ.
Bà Vân cầm xấp bệnh án, biên lai thu tiền viện phí của cháu mà bật khóc. Sắp tới, Tuấn sẽ phải trải qua giai đoạn xạ trị, còn tốn kém hơn nữa...

Bà Vân cùng anh Trần Văn Thắng (bố của Tuấn) đưa Tuấn về nhà đợi ngày ra Hà Nội xạ trị theo lịch. Tranh thủ mấy ngày nghỉ, anh Thắng ra đồng gặt lúa. Hơn 2 sào, được mấy tạ nhưng có lẽ chẳng mang được hạt lúa nào về nhà.
“Nợ từ hồi đưa Ngọc đi viện trả được 1 ít, đang còn gần 100 triệu thì Tuấn lại đi viện. Nợ cũ, nợ mới phải lên đến hơn 200 triệu rồi. Lúa gặt xong, cũng chẳng cần phải phơi phóng chi cả mà bán luôn để lấy tiền đưa Tuấn đi xạ trị. Mà bán cả từng ấy lúa cũng chỉ được dăm triệu, phải mượn thêm sổ đỏ của anh em cầm cố ngân hàng. Hai đứa con trai, giờ chỉ còn thằng Tuấn, anh chị biết mần răng mà cứu con đây?”, chị Huyên hỏi rồi lẳng lặng lại giường, xoa bóp tay chân cho con.
Cánh tay trái, chân trái của Tuấn đã teo dần lại, cử động khó khăn. Có hôm bà ngoại về có việc gia đình, bố đi lấy thuốc, Tuấn tự đi vệ sinh rồi ngã bầm dập cả người, mọi người chẳng dám để tự làm gì. Nằm trên giường, khuôn mặt Tuấn buồn rười rượi. Từ hồi ngã bệnh Tuấn cũng phải nghỉ học. Giờ bạn bè đã vào kỳ nghỉ hè…
Di chứng khối u não chèn ép dây thần kinh khiến một bên cơ thể của Tuấn đã bắt đầu bị liệt.

“Nhà chị Huyên thì khổ rồi, sinh được hai đứa con trai thì đứa chết, đứa mắc bệnh nặng, làm cha làm mẹ rứa chịu chi nổi. Hàng xóm láng giềng thương thằng Tuấn nhưng cũng biết làm chi được. Thương thì người giúp đôi ba chục, một trăm chi đó, chạy qua chạy lại thăm hỏi thôi chứ cũng không biết làm chi hơn”, chị Nguyễn Thị Vị, hàng xóm chị Huyên thở dài.
Về hoàn cảnh của gia đình chị Huyên, bà Phạm Thị Long – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Nghi Công Nam cho biết: “Hoàn cảnh anh Thắng, chị Huyền thì đặc biệt khó khăn. Hai vợ chồng cũng siêng năng, cần mẫn nhưng khổ về đường con cái. Sau cái chết của cháu Ngọc thì lâm vào khánh kiệt, giờ lại đến lượt cháu Tuấn mắc trọng bệnh.
Chính quyền địa phương, Hội Chữ thập đỏ cũng hết sức quan tâm, vận động người dân trong xã và con em của xã đi làm ăn xa quyên góp được gần 15 triệu giúp đỡ cháu chữa bệnh nhưng từng đó so với chi phí chữa trị của Tuấn cũng chỉ như muối bỏ bể thôi. Vừa rồi Hội Chữ thập đỏ xã cũng có công văn gửi Hội Chữ thập đỏ huyện Nghi Lộc xem xét, hỗ trợ cho cháu để tiếp tục chạy chữa”.
Bán cả lúa non, mượn sổ đỏ cắm ngân hàng nhưng chị Huyên không biết mình có thể cứu được con hay không?
Ngước đôi mắt rất đẹp và thông minh nhìn ra mảnh sân nắng chói chang, Tuấn bảo: “Em giờ chỉ mong khỏe lại, đi học tiếp. Hoc xong cấp 3 thì đi kiếm việc làm phụ bố mẹ. Bố mẹ em khổ nhiều quá rồi”. Nhưng đến bao giờ Tuấn mới được đi học lại. Bao giờ em có thể tự kiếm việc làm dành tiền phụ giúp bố mẹ khi mà giờ đây, ngay cả tiền đi chữa bệnh cho em bố mẹ cũng chưa biết vay mượn ở đâu.

>> Xem thêm 

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Chiếc quan tài 145 tuổi và thi thể bé gái cầm hoa vẫn nguyên vẹn

Chiếc quan tài 145 tuổi và thi thể bé gái cầm hoa vẫn nguyên vẹn: Trong quá trình tu sửa nhà, một công nhân đã phát hiện chiếc quan tài có thi thể một bé gái cầm hoa hồng vẫn nguyên vẹn, dù đã bị chôn vùi 145 năm.

Trong quá trình tu sửa nhà, một công nhân đã phát hiện chiếc quan tài có thi thể một bé gái cầm hoa hồng vẫn nguyên vẹn, dù đã bị chôn vùi 145 năm.




Công nhân xây dựng đào được chiếc quan tài 145 tuổi.

Trong quá trình tu sửa tòa nhà của Ericka Karaner tại quận Richmond, San Franciso, Mỹ, một công công nhân đã phát hiện ra chiếc quan tài đồng được chôn sâu dưới lòng đất.
Chiếc quan tài dài gần 1 mét, bên trong là thi thể một bé gái được bảo quản khá tốt. Bé gái có mái tóc vàng. Theo đánh giá ban đầu, có thể bé gái được chôn khi mới 3 tuổi. Kevin Boylan, một công nhân xây dựng tham gia quá trình tìm kiếm nói: “Cô bé vẫn có tóc, vẫn còn móng tay. Hoa hồng vẫn được nắm chặt”.
Một số người cho rằng đây là một trong 30.000 người được chôn trong nghĩa trang Odd Fellows từ xưa. Năm 1890, nghĩa trang bị đóng cửa, toàn bộ thi thể chuyển đến Colma chôn cất. Rất có thể chiếc quan tài của bé gái đã bị bỏ sót.
Thi thể bé gái được đặt tên là Miranda. Trên quan tài cũng không có bất kỳ thông tin gì để xác định danh tính nạn nhân. Mặc dù vậy, tất cả cũng chỉ là phỏng đoán và hiện danh tính chính xác của bé gái không ai có thể xác định được.
Thi thể bé gái bên trong vẫn còn tóc, móng tay và hoa hồng.
Chủ nhân ngôi nhà nơi phát hiện ra quan tài, cô Karner đang gặp khó khăn trong việc an táng em bé. Cô Karner cần giấy chứng tử để chôn cất thi thể em bé đồng thời gặp phải vấn đề chi phí quá đắt đỏ. Trong khi đó, thi thể Miranda ngày càng xuống cấp sau khi quan tài bị bật nắp.
Karner cũng luôn rùng mình mỗi khi nghĩ đến việc một thi thể bé gái từng được chôn bên dưới sân nhà mình. Dù vậy, cô vẫn coi “bé gái là một phần trong gia đình”, ít nhất cho đến lúc mai táng xong. Rất may, đã có một người nhận sẽ tài trợ kinh phí để xử lý quan tài, lưu trữ thi thể bé gái tạm thời trước khi mai táng tại nghĩa trang.

9 phát ngôn cuối cùng của bậc thầy phong thủy

9 phát ngôn cuối cùng của bậc thầy phong thủy: Một bậc thầy về phong thủy đã để lại 9 phát ngôn cuối cùng của mình, khiến hàng triệu người phải lưu giữ.

Một bậc thầy về phong thủy đã để lại 9 phát ngôn cuối cùng của mình, khiến hàng triệu người phải lưu giữ.


1、 Trongthương trường, đừng mong đợi sự giúp đỡ của người khác dành chobạn, bởi đối với bất cứ ai, tiền không bao giờ đủ. (Học cách chođi)
2、 Nhữngngười giúp đỡ bạn là những người bạn tốt có đạo nghĩa, những ngườikhông giúp bạn cũng không có gì đáng trách cứ, không nên nuôi dưỡngthù hận, bởi họ đâu nợ bạn! (Học cách hiểu lý lẽ)
3、 Hãyhiểu rằng không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếucó, người đó chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy làm cho bản thân tựlập, mạnh mẽ, vui vẻ, hạnh phúc, mới là những việc bạn cần phảilàm, dẫu sao cũng chỉ có bản thân mới nhất thiết cùng bạn vào sinhra tử, hoạn nạn có nhau. (Học cách kiên cường)
4、 Kếtbạn không phân biệt giàu nghèo, họ có gia tài hàng tỷ với bạn mộtxu cũng không liên quan, đừng để bản thân biến thành người đầy tớ,họ có lẽ không có gì cả nhưng vẫn nhường miếng bánh mì duy nhất chobạn. (Học cách phân biệt)
5、 Đừngvì những người bạn giàu có mà xa lánh những người bạn tinh thần,dần dần bạn sẽ hiểu ra sự giàu có của bạn bè có thể đưa bạn đi ănuống vui chơi và cũng có thể mang lại đủ thứ phiền não thế tục,phức tạp và rắc rối. Những người bạn tinh thần chỉ có thể đưa bạnra đồng ruộng, bờ suối, không có cao lương mỹ tửu, không sâm banh,cà phê, không có sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùngbạn cười đùa như một thằng hề. (Học cách tự trọng)

6、 Cóthể tin rằng trên thế giới quả thực có tình yêu chung thủy, nhưngnó chỉ là thuộc về Ngưu lan Chức nữ, Lưu Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bênÂu Mỹ còn có Romeo và Juliet, bởi họ đều có cuộc sống ngắn ngủi.Còn chúng ta thì phải sống thật lâu. (Học cách trântrọng)
7、 Khôngcần biết bạn kết hôn vì điều gì, một khi bạn đã có con, bạn cầnphải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào,bạn đều có nghĩa vụ phải sưởi ấm nó lên, bởi vì bạn là người cha!(Học cách trách nhiệm)
8、 Chớpmắt tuổi thanh xuân của chúng ta sẽ không còn nữa, nếp nhăn dày lêntừng ngày bên khóe mắt, chúng ta không thể ngăn sự tàn phá của nămtháng lên dung nhan, nhưng chúng ta có thể để cho trái tim làm chậmdần sự mài dũa của năm tháng như ngọc trong cát, dần dần bóng lên.Chờ đến khi chúng ta râu bạc, răng sụn, bước đi lảo đảo, bạn vẫn cóthể giữ được vầng đỏ rực rỡ trên ánh ngọc trai đến cuối cùng, khôngphải sao? (Học cách trưởng thành)
9、 Đừngnên quá cố chấp, cuộc sống có rất nhiều điều không như ý, thế giớikhông thể hoan hợp cho riêng bạn, trái đất không phải vì bạn màxoay chuyển, do đó, đừng ôm mãi sự cố chấp, chúng ta cũng chỉ lànhững kẻ qua đường ở chốn hồng trần này, được sinh ra trần truồng,khi chết đi cũng chẳng thể mang theo được gì ? (Học cách buôngtay)
Nhữngcâu nói đều thật là chân lý!

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Xác chết 43 năm không phân hủy và giấc mơ kì lạ “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”

Xác chết 43 năm không phân hủy và giấc mơ kì lạ “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”: Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2 giờ sáng…

Tài hoa, bạc mệnh
Thời Pháp thuộc, ở vùng An Giang có 1 gia đình Nho học. Đinh Công Hạo là con trai thứ 3 trong gia đình ấy, gồm 4 anh chị em: 2 trai, 2 gái. Ngay từ thưở nhỏ cậu bé Hạo đã tỏ rõ sự thông minh và rất khôi ngô, tuấn tú. Những năm bắt đầu đi học trường làng, bên cạnh chữ Quốc ngữ, Hạo còn theo học chữ Nho và học đến hết cuốn Ngũ Kinh… vì vậy, điều không ai trong vùng lấy làm ngạc nhiên khi Hạo được cha là ông Đinh Đại Bửu hết mực yêu thương.

Nhưng ác thay, khi lên 10 tuổi Hạo mắc một chứng bệnh lạ. Khi bệnh phát, chẳng bao lâu sau đôi mắc cậu bé không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Có điều không ai giải thích được, đó là đôi mắt ấy vẫn sáng long lanh như người bình thường, chứ không hề mờ đục như những người mù khác.



Di ảnh Đinh Công Hạo hồi còn nhỏ


Nhưng ác thay, khi lên 10 tuổi Hạo mắc một chứng bệnh lạ. Khi bệnh phát, chẳng bao lâu sau đôi mắc cậu bé không còn nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Có điều không ai giải thích được, đó là đôi mắt ấy vẫn sáng long lanh như người bình thường, chứ không hề mờ đục như những người mù khác.

Ông Bửu đưa con đi khắp vùng để tìm thầy chạy chữa. Nhưng cố bao nhiêu, tìm bao nhiêu thầy bệnh cũng không khỏi.
Đó là những gì mà ông Đinh Hữu Trí (SN 1956) em trai út ông Hạo – người hiện đang ở trong nhà gỗ cổ xưa và lưu giữ xác ông Hạo kể lại. Và theo ông Trí, trong những năm bị mù, nhưng càng lúc ông Hạo càng bộc lộ nhiều khả năng trời phú. Ông nội của ông Hạo vốn là 1 lương y, biết bắt mạch, bốc thuốc trị bệnh. Song, thỉnh thoảng người trong nhà bị một số chứng bệnh lạ mà ông này không tài nào trị khỏi. “Lúc đó, anh Hạo xuất thần kê toa, chữa bệnh. Lần nào anh Hạo cũng chữa cũng khỏi bệnh. Nhưng ảnh kêu người nhà phải giữ kín, không được nói ra ngoài” – ông Trí kể.

Ông Trí cho biết anh trai mình sống trong cảnh tăm tối khoảng 7 năm thì trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19/12/1968 (âm lịch). Khi đó (ông) Trí đã 12 tuổi nên còn nhớ rất rõ những gì đã xảy ra: “Trước khi chết khoảng 3 ngày, anh tôi không ăn cơm, cháo gì mà chỉ uống sữa, ăn mãng cầu gai giã nhuyễn quậy với đường cát trắng. Ảnh chết lúc 9 giờ sáng. Nhưng vì thương con ba tôi để đến 3 giờ chiều vì sợ ảnh ‘đi thiếp’ (chết lâm sàng). Tới lúc cơ thể nguội lạnh, tay chân cứng hết, ông mới chịu cho liệm vào 1 chiếc hòm bằng gỗ cây gòn và đem chôn cách nhà chừng 200m” – Ông Trí kể.
Ông Trí bên quan tài đựng xác khô của ông Hạo
Những giấc mơ kỳ lạ. 
Sau khi chôn cất Đinh Công Hạo, cả nhà ông Bửu hết sức đau buồn và mệt mỏi. Đêm thứ 3 kể từ ngày chôn con trai, ông Bửu vừa lim dim thì thấy giấc mơ kỳ lạ. Lần thứ nhất, khi ông Bửu nằm ngủ trên giường, đột nhiên ông nghe rõ tiếng con trai văng vẳng: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống”.

Cứ nghĩ do quá thương nhớ con nên bị mộng mị, ông Bửu bước xuống võng nằm một hồi để trấn tĩnh. Nhưng khi vừa thiu thiu ngủ trên chiếc võng lại nghe tiếng con trai về báo mộng văng vẳng bên tai với lời lẽ y như lần thứ nhất.

Thấy lạ, ông Bửu thức giấc xách chiếc đèn măng-xông đi rảo khắp nhà xem người nhà, cha mẹ, vợ, con ông có ai bị mơ hay không. Song tất cả mọi người đều ngủ say, không một ai mộng mị. Thấy vậy, ông Bửu trở lại võng nằm. Khi vừa chợp mắt lại nghe tiếng Hạo vang lên lần thứ 3 như khẩn cầu thảm thiết: “Ba ơi, đào con lên, con còn sống, con chưa chết”. Lúc đó là 2h sáng. Thấy lạ, ông Bửu gọi cả nhà thức dậy rồi bàn bạc với cha ông sẽ đi mượn thêm vài người ở xóm để đào xác Hạo lên. Sợ ông Bửu thương nhớ con mà chết, nên gia đình đã bàn bạc và quyết định quật mồ con trai ông, cốt để ông hài lòng.
Được hàng xóm giúp, ông Bửu tiến hành ngay việc đào mộ con trai vào lúc 5 giờ sáng cùng ngày.

“Đến khi bật nắp hòm ra mọi người đều bất ngờ vì anh Hạo giống như người đang ngủ say. Cha tôi cẩn thận kiểm tra, rờ, bóp thấy da thịt vẫn mềm dịu. Tay chân, co ra co vào bình thường chứ không cứng và lạnh như khi liệm. Cha tôi kéo thử cằm thì miệng anh Hạo há ra. Lúc này cha tôi tin là anh Hạo còn sống thật nên vội chạy vào nhà múc 1 ly nước to, dùng muỗng đổ vào miệng. Rồi lại thêm ly nước thứ 2 đổ vào miệng anh Hạo. Càng lạ hơn là đổ muỗng nào nước chảy tọt vào trong bụng hết muỗng đó. Rồi mọi người khiên xác anh Hạo đặt lên chiếc ghế bố, lật qua lật lại coi thấy quần áo vẫn sạch, khô, không hề ẩm ướt cũng không có dấu hiệu xác bị phân hủy, hôi thối” - ông Trí kể tiếp…

Và những bí ẩn trong ngôi nhà gỗ 
Lúc này, ông Bửu liền báo với nhà chức trách xin được đem xác con vào nhà và nhờ bác sĩ đến khám. Một đoàn bác sĩ của bệnh viện tỉnh với nhiều bác sĩ người nước ngoài đến khám xác Đinh Công Hạo. Ai nấy đều ngạc nhiên khi tim và hệ hô hấp thì không hoạt động nhưng chân tay vẫn mềm mại.

Thấy hiện tượng lạ, 1 bác sĩ người Mỹ đã ở lại nhà nhiều ngày để theo dõi, song không ai đưa ra được kết luận gì. Đến 4 ngày sau (tức là ngày thứ 7 kể từ ngày Hạo tắt thở) ông bác sĩ nọ dùng kim chích thử vào đầu ngón tay Hạo nặn ra vẫn còn máu đỏ. Đến ngày thứ 10 kể từ ngày Hạo tắt thở, vị bác sĩ tạm kết luận: “Bộ máy trong cơ thể Hạo vẫn còn hoạt động nên các tế bào không chết, không phân hủy mà vẫn còn máu tươi. Nhưng do nhiều ngày không được ăn gì, cơ thể thiếu năng lượng nên hệ hô hấp không trở lại được”. Nói vậy rồi ông bác sĩ người ngoại quốc kêu xe về bệnh viện quận Tân Châu (nay là huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) – cách đó chừng 20 km để chở bình tiếp hơi (bình oxy) xuống tận nhà nhằm kích hệ hô hấp cho Hạo.

Lúc chiếc xe Jeep vừa rời khỏi nhà thì ông Bửu phát hiện bàn tay của Hạo biến đổi từ bình thường sang màu vàng nhạt, nhưng thịt da lại trong suốt. Khi vị bác sĩ ngoại quay lại, hiện tượng trong suốt đã “ăn” lên đến cùi chỏ của hai cánh tay Hạo. 2 bàn chân cũng bắt đầu có dấu hiệu trong suốt và lan dần dần lên đến 2 đầu gối. Ông ta lắc đầu nói với ông Bửu là không thể cứu Hạo. Các bác sĩ đều “bó tay” ra về vào chiều 29 Tết Giáp Thân.


Vẫn không tin con trai chết, ông Bửu đóng chiếc quan tài khác đặt xác vào đó. Tuy nhiên, kể từ đó xác Hạo bắt đầu khô dần và teo tóp lại. Ông Bửu lộng 1 miếng kính trên nắp quan tài để có thể hàng ngày nhìn thấy con trai. Bên trên thân thể Hạo được phủ lên 1 lớp vải lụa màu vàng, mặt được trùm bằng chiếc khăn màu cau khô, chỉ lộ ra phần tóc ở đỉnh đầu. Ông Bửu qua đời năm 1994 và trước khi mất ông căn dặn con trai út là Trí phải giữ gìn xác anh trai và thờ phụng, nhang khói.

Cho đến bây giờ, xác “ông” Hạo vẫn được lưu giữ trong chiếc quan tài đặt trên gian gác gỗ trong nhà, chiếc quan tài đặt chéo góc. Người nhà ông Trí giải thích: Lúc đầu quan tài được đặt ngay chính giữa căn gác, đầu quay vào bàn thờ, nhưng đến sáng hôm sau thì nó lại “tự” nằm xéo qua một bên. Hôm sau mọi người khiêng đặt ngay ngắn lại thì sau đó cái hòm vẫn bị lệt qua 1 bên – ở vị trí như bây giờ.

Bà Dư Tuyết – vợ ông Trí cho biết: “Hồi anh Hạo chết tóc hớt cao, ngắn giống như trong di ảnh và tóc rất đen. Vậy mà bây giờ tóc lại dài hơn và còn có tóc bạc”.

Còn ông Trí quả quyết: “Cái xác chỉ bị khô lại, tất cả các bộ phận như ruột gan, mắt, răng… của anh Hạo đều còn nguyên dù đã 43 năm. Hồi ảnh chết gia đình tôi đem chôn cất bình thường, rồi đến khi đào xác lên cũng để nguyên như thế cho tới bây giờ”.

>> Xem thêm
Chiêm ngưỡng Nghĩa trang VIP Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên
Những lưu ý cần tránh đối với mồ mả

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

9 điều nên nhớ để tĩnh tâm tự tại

9 điều nên nhớ để tĩnh tâm tự tại: 9 điều khiến con người thanh thản mà Phật dạy dưới đây sẽ giúp bạn tự tại hơn giữa cuộc đời nhiều bề bộn, bon chen này.

1. Những người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, cuối cùng sẽ không chịu thiệt. Những người có thể chịu thiệt, nhân duyên tất nhiên sẽ tốt, những người nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều hơn. Một đời của người ta, có thể nắm bắt được một, hai lần cơ hội, cũng là đủ rồi vậy!​
2. Những người thích chiếm lợi thế, cuối cùng sẽ không chiếm được lợi thế gì cả, chỉ nhặt được một cọng cỏ, mà mất đi cả cánh rừng.
3. Những người tâm địa hẹp hòi, tấm lòng không sao rộng rãi được. Trong lúc bạn bè tụ họp, câu chuyện của họ không lúc nào rời khỏi bản thân và người trong nhà mình, thật đúng là “con ốc sên” chuyển thế, nội tâm trống rỗng, tự tư. Trong lòng chỉ có chuyện trong nhà mình, ngoài ra những chuyện khác chính là không có liên quan gì đến họ cả.
4. Chỉ có trân quý duyên phận mới có thể tiếp tục duyên phận. Trên đường đời, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người, thật ra có duyên mới có thể gặp nhau, người thân phần nhiều là bạn thân trong đời trước, bạn thân phần nhiều là ngời thân trong đời trước; những người mang đến phiền não cho bạn, phần nhiều là những người bạn đã từng làm tổn hại họ trong đời trước. Hãy đối xử tốt với người thân bên cạnh, quan tâm đến bạn bè bên cạnh, khoan dung với những người đã làm tổn hại bạn. Đây chính là nhân quả.
5. Trong tâm không có khuyết điểm gọi là phú, được mọi người cần đến gọi là quý. Vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
6. Cách tốt nhất để giải quyết phiền não, chính là quên đi phiền não.
7. Không tranh chính là từ bi, không tranh cãi chính là trí tuệ, không nghe chính là thanh tịnh, không nhìn chính là tự tại, tha thứ chính là giải thoát, biết đủ chính là buông bỏ.
8. Không loạn bởi tâm, không vướng bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ quá khứ.
9. Cả đời này đã định sẵn chúng ta không mang theo được cái gì, vậy thì hãy sống vào lúc này, cười vào lúc này, giác ngộ vào lúc này vậy. Đó là điều khiến con người thanh thản.

>> Xem thêm

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Những lưu ý cần tránh đối với mồ mả

Nhiều chuyên gia phong-thủy ngày xưa và ngày nay chuyên nghiên cứu về âm trạch, đã chiêm nghiệm và đúc kết ra một số trường hợp không tốt về mộ phần, dẫn đến con cháu gặp nhiều điều bất hạnh…

Sau đây là một số trường hợp không tốt về mộ phần:


– Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt: Con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
– Mộ chôn gần đường cao tốc, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy công nghiệp nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút sách.
– Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.
– Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ, long mạch bị cắt đứt: Con cháu chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương: Con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tính luyến ái.

– Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.
– Quan tài bằng đá hay kim khí: Con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp. 
– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến: Con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
– Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.
– Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt, bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí: Con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận.
– Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau.
– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.

– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng (Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết).
– Xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí): con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn.
– Hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất: Con cháu đời sau là nạn nhân của chiến tranh và tai ương.
 
Việc chọn nơi trôn cất tốt là cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng đến phúc khí của đời con cháu sau này. Vì vậy, Hiện nay nhiều gia đình thường chọn những nơi đất nghĩa trang đẹp để quy tập trôn cất mộ phần của ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu nghĩa  và cũng là để tích phúc đức cho thế hệ con cháu sau này.  

>> Xem thêm
Chiêm ngưỡng nghĩa trang VIP Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên
Tổng quan đồi Đại An

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

10 điều cấm kị trong tang lễ mọi người nên tránh

Trong việc tang lễ ma chay, tín ngưỡng dân gian người Việt yêu cầu phải tuân thủ theo một số điều kiêng kỵ. Để đảm bảo những điều xui xẻo sẽ không tiếp diễn.

1. Kiêng kỵ với người chết vì nạn sông nước
Với những người bị nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.
2. Kiêng kỵ với người chết ngoài đường, ngoài chợ
Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác người chết về nhà vì nó sẽ mang theo âm khí, không có lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.
Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ở ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước… cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi mà người này thiệt mạng.
3. Kiêng kỵ với người treo cổ tự tử
Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự tử hoặc do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện người đó đã chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình người đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.
4. Kiêng kỵ với trường hợp con chết trước cha mẹ
Trong trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều nỗi đau thương. Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ quá đau buồn mà ngất đi, ảnh hưởng đến tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang.
5. Kiêng nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu
Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ tránh nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành. 
6. Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa đặt vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau coi giữ ngày đêm và không để chó mèo nhảy qua xác người chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).
7. Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết
Khi chôn cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không trọn vẹn như bị ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn….
8. Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết
Không chỉ kiêng mặc quần áo, sử dụng đồ dùng của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.
9. Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi
Ở những gia đình có người già mất, từ chập tối người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng. Sở dĩ có việc này là do theo tín ngưỡng dân gian, người già mới chết còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bị bắt đi theo.
10. Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết
Trong quá trình khâm niệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khăn, và cũng để tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Vì thế, người trực tiếp khâm niệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm niệm. Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách thi hài một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên ngày lễ 30/04 - 01/05/2016

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên ngày lễ 30/04 - 01/05/2016: Ngày lễ 30/04 - 01/05/2016 tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên đông vui và nhộn nhịp.


Đăng ký tham quan miễn phí ( xe riêng đưa đón tại nhà ): Hotline 0985 85 99 72