Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mua bán đất nghĩa tran Hà Nội, Phú Thọ Mr Nam 0985859972

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thiên đức vĩnh hằng viên hào quang tỏa sáng


Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, công viên nghĩa trang đẹp hiện đại được kết hợp hài hoà với những nét truyền thống đậm đà bản sắc Việt Nam.


Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên hào quang tỏa sáng
Nhìn từ trên cao, Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mang hình hài của một đại Thiên cầm vừa đỗ xuống, đầu ngẩng cao, hướng về nơi đất Tổ - Vua Hùng.
Toạ lạc trên vùng đất Tổ  Phú Thọ, Nhìn theo trục Bắc- Nam, tổng quan khu đất là một Đại huyệt, với vòng xoáy khổng lồ bởi 9 ngọn đồi cao thấp, to nhỏ, ôm trọn trong lòng nó một hồ nước lớn, hội tụ linh khí Trời Đất, truyền dẫn và lan toả vào từng mạch ngầm theo năm nhánh nhỏ, ôm ấm cho hoa lá cỏ cây, vỗ về, ru ru cõi mờ xa huyền ảo. Thật là một chốn bồng lai tiên cảnh.
Lại nhờ có thế đồi bao bọc chung quanh thành một vòng ngai lớn, tạo nên một thế huyệt trọn vẹn, có Bạch Hổ vươn dài chắc khoẻ như muốn chở che, có Thanh Long nhún nhảy tựa Rồng bay, có sơn tựa Huyền vũ vững vàng, uy nghiêm, vững trãi, Minh đường, có Chu tước như cất cánh bay lên, khúc chuyển mình tĩnh mà lại động, động mà lại tĩnh, tất cả giao hoà, kết tụ thành một khối linh khí Thiên Địa khổng lồ sẵn sàng phục vụ lợi ích con người.
Quả là khó lý giải, vì sao lại có thế huyệt lớn và hoàn hảo đến như vậy. Thế nên công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thiên Đức đã không màng công sức tạo nên một công viên nghĩa trang đẹp hiện đại nhất Việt Nam tại khu vực địa linh nhân kiệt gần kề với đất tổ Hùng Vương.
Tại vùng đất địa linh này đã xảy ra nhiều hiện tượng thiên nhiên khiến khung cảnh nơi đây càng trở nên kỳ vĩ. Những du khách đến với Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên đều có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tốt mà trời đất đã ban tặng cho vùng đất này.
Ánh hào quang toả sáng tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên làm mọi người đều sững sờ trước cảnh tượng quá đỗi kỳ vĩ của thiên nhiên.
Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên hào quang tỏa sáng
Thật ra, “hào quang toả sáng” là một hiện tượng thiên nhiên khá kỳ thú, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên bầu trời và có thể nhìn thấy từ nhiều vị trí với nhiều góc độ khác nhau. Còn dưới góc độ khoa học thì đây chỉ là hiện tượng cầu vồng. Tuy nhiên đã có một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên giữa hiện tượng thiên nhiên này với vị trí dự án Thiên Đức Vĩnh hằng viên nên nó càng trở nên “huyền diệu” trong tâm thức người xem và du khách xa gần.
Hiện tại, công viên nghĩa trang Thiên Đức đang hoàn thành những giai đoạn cuối cùng trong việc xây dựng chùa Thiên Long. Đây chắc chắn sẽ là một điểm đến du lịch tâm linh mới của người dân địa phương cũng như phật tử bốn phương.  Nơi đây sẽ mang đến cho du khách những phút giây thanh tịnh an lành nơi cửa Phật tạm thời quên đi mọi muộn phiền trong cuộc sống cũng là cơ hội để du khách hoàn thành tâm nguyện cầu bình an, tài lộc cho gia đình và người thân.
Một số hình ảnh đẹp tại công viên nghĩa trang đẹp Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên:
Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên hào quang tỏa sáng
Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên hào quang tỏa sáng
Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên hào quang tỏa sáng

Tagged: Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên nghĩa trang phong thủy đẹp, Hào quang tỏa sáng, nghĩa trang đẹp hiện đại. công viên, nghĩa trang, thien duc vinh hang vien, cong vien nghia trang dep.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Nghĩa trang máy bay tại mỹ là nơi bảo dưỡng các sản phẩm không còn hoạt động để sau này dùng tới hoặc bán cho hãng khác.


Người ta đưa các loại máy bay không còn hoạt động tới đây bảo dưỡng để chờ cơ hội bán lại hoặc dùng làm phế liệu.

Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Những chiếc máy bay phản lực cỡ lớn (jumbo jet) đang dần hết thời. Khi ra mắt thập niên 60, những dòng phi cơ như Boeing 747 hay McDonnell Douglas DC-10 luôn là nữ hoàng trên bầu trời.
Nhưng ngày nay, những chiếc máy bay 4 động cơ cỡ lớn như thế này không còn đủ sức cạnh tranh về chi phí hoạt động nữa. Chúng đã trở thành di tích của thế kỷ 20 và được tập trung tại những địa điểm như Sân bay Hậu cần Nam California, thường được biết đến với cái tên "nghĩa trang máy bay" - nơi tập kết các sản phẩm không còn hoặc chưa thể hoạt động.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Sân bay này nằm ở Victorville, California, cách Los Angeles 128km về phía đông bắc. Vì nằm trong sa mạc Mojave với khí hậu khô nóng, Victorville rất hoàn hảo cho việc bảo quản máy bay thời gian dài.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Các máy bay tại đây được gắn mác "đã nghỉ bay" hoặc "dư thừa", không cần thiết cho hoạt động hiện tại. Một số sẽ được bảo dưỡng để sau này hãng bay dùng tới, hoặc được bán cho hãng khác.

 

Cửa sổ của chúng được bọc bằng kim loại cán mỏng. Toàn bộ chất lỏng trong máy bay được rút hết để phù hợp với điều kiện bảo quản ở sa mạc trong thời gian dài. Động cơ - bộ phận quan trọng nhất của máy bay - cũng được gỡ ra.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Một số máy bay như chiếc Boeing 747 của Orient Thai Airlines, sẽ bị tháo dỡ và bán bớt. Sau khi các bộ phận giá trị (như thiết bị điện tử, nội thất) và các thành phần có thể tái sử dụng được mang đi, những phần còn lại sẽ được bán phế liệu.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Đến tháng 3/2015, British Airways đã có vài chiếc 747 đặt ở đây. Hãng này có đội bay khổng lồ với hơn 50 chiếc 747-400. Nhưng khi tuổi thọ trung bình của dàn phi cơ này lên tới gần 20 năm, British Airways đang dần cho nghỉ hưu những chiếc già cỗi.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Ngoài British Airways, Singapore Airlines, Air New Zealand và Cathay Pacific cũng đã gửi 747 đến Victorville. Những hãng khác cũng tham gia là Air China, Evergreen International, Lufthansa và United Airlines.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Hãng chuyển phát nhanh FedEx cũng có số lượng máy bay đông đảo tại đây, do đang trong quá trình nâng cấp đội bay già cỗi. Kết quả là, rất nhiều chiếc McDonnell Douglas DC/MD-10 và MD-11 đã bị đưa đến vùng sa mạc này. Những chiếc Airbus A300 và A310 cũng chịu chung số phận.

 

Ở đây cũng có những chiếc nhỏ hơn, như bộ ba Boeing 727 của FedEx này.

 Nghĩa trang máy bay ở Mỹ

Còn đây là bộ ba MD-11F của Aeroflot nằm cạnh Boeing 757-200 của United Airlines. Nghĩa trang máy bay này chưa bao giờ vắng vẻ, khi những chiếc máy bay cũ bị tháo dỡ hoặc bán đi, những chiếc mới lại được gửi đến.

Hà Thu (theo BI).

Công viên - nghĩa trang sự kết hợp độc đáo

Vào nghĩa trang mấy có ai không cảm thấy rùng mình nhưng với sự kết hợp của công viên sinh thái và nghĩa trang thì con người ta khi đặt chân đến nơi đây lại cảm thấy thư thái và an bình.

Công viên nghĩa trang sự kết hợp độc đáo
Với người Việt, nói tới nghĩa trang không ít người thoáng rùng mình. Lâu nay, nghĩa trang đơn giản là nơi chôn cất người đã khuất, nơi người ta chỉ dám tới khi còn mặt trời, nhưng khái niệm này nay đã thay đổi với mô hình kết hợp công viên và nghĩa trang.

Vào nghĩa trang như đi công viên
Mô hình công viên nghĩa trang đã được các nước tiên tiến áp dụng từ khá lâu. Những nghĩa trang với cây xanh, thảm cỏ xanh mướt, đều tắp đẹp như công viên lâu nay người Việt chỉ được xem trên phim. Từ vài năm nay, mô hình nghĩa trang kết hợp công viên đã xuất hiện tại Việt Nam, được quy hoạch quy củ, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống. Hiện hầu hết nghĩa trang theo mô hình này được xây dựng tập trung tại các tỉnh vùng ven Hà Nội, thành phố HCM.
Chúng tôi tới Công viên nghĩa trang Thiên Đức (xã Trung Giáp - Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, Phú Thọ) vào một chiều gió Bắc về, trời mưa lâm thâm. Ấn tượng đầu tiên đập ngay vào mắt là dãy hàng cọ (loài cây đặc trưng của vùng đất linh thiêng này) uốn lượn 2 bên lối vào khu nghĩa  trang. Tới cổng, nhân viên bảo vệ cúi chào khách đầy trang nghiêm, rồi những ngân viên trẻ trung viện đồng phục tiếp đón khách nghỉ ngơi, thăm quan một lượt toàn cảnh nghĩa trang.
Gọi là nghĩa trang nhưng tới đây mới thấy, đó không còn sự u ám, tối tăm và nặng mùi chết chóc. Thay vào đó, tràn ngập nơi đây là sắc xanh của cây, muôn màu của hoa, ngập âm thanh của chim chóc, xen lẫn đôi chút tĩnh lặng của hồ nước rộng gần 10 ha. Gần gũi thiên nhiên cũng là chủ đề xuyên suốt của Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.
Trên chiếc thuyền độc mộc chúng tôi thả hồn theo hồ nước, với hai bên bờ những cánh rừng xanh mướt. Thấy có người tới, từng đàn cò trắng giật mình lao vút từ rừng ra cắt ngang tầm mắt. Khi chân đã mỏi, chúng tôi dừng bên chòi cạnh hồ nước, thư thái nhâm nhi ly trà “của nhà trồng được”, vốn được thu hoạch trên những đồi chè của người dân địa phương vẫn được chủ đầu tư giữ lại. Từ đây phóng tầm mắt xuống hồ uốn lượn hút tầm mắt, phía trên là những quả đồi nơi an táng người đã khuất. Bên tai, tiếng chuông gió nhẹ đưa.

Không chỉ cho người đã khuất
Tới thăm Công viên Nghĩa trang đẹp Thiên Đức, ông Trần Quang Huy (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, đã được nghe nhiều người nói về nơi đây, nhưng tới mới thấy còn đẹp hơn. Ông Huy cảm thấy tự hào người Việt Nam cũng có khu công viên vĩnh hằng hiện đại, quy củ như thế. “Khi nào về với tổ tiên, tôi sẽ lên Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên để được yên nghỉ, được thưởng thức không gian yên bình, kết hợp truyền thống nhưng đầy văn minh nơi đây”, ông Huy nói vui.
Có ông đang yên nghỉ tại đây, cháu Phạm Khánh Linh (Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) cùng gia đình cuối tuần, lễ tết lại lên thăm người quá cố kết hợp nghỉ cuối tuần. “Con và cả nhà ai cũng nhớ ông và mãi bên ông. Con và cả nhà đã trang trí cho ngôi nhà mới của ông bằng 2 chậu cúc vàng tươi rồi đấy ông ạ! Con yêu ông. Con mong ông yên nghỉ”, cháu Linh nghẹn ngào.

“Đến giờ cháu vẫn không tin nổi là cháu đã mất ông - một người ông cháu sẽ không bao giờ có nữa. Cháu hứa sẽ sống thật tốt, nghe lời người lớn. Cháu không làm ông buồn, thất vọng vì cháu nữa đâu! Ông ở đây phải thật vui, thật khỏe ông nhé. Khi có thời gian cháu sẽ lên thăm ông. Ở đây đẹp lắm, yên bình lắm. Ông yên nghỉ ở đây là cháu yên tâm rồi”, cháu Nguyễn Linh Chi xúc động, khi lên thăm ông yên nghĩ tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.
Hầu hết những nghĩa trang kết hợp công viên hiện nay đều nằm không quá xa trung tâm Hà Nội, giao thông thuận tiện. Như Công viên Nghĩa trang đẹp Thiên Đức, từ Hà Nội lên chỉ mất khoảng một giờ ô tô trên cao tốc Hà Nội- Lào Cai. Chủ đầu tư nghĩa trang này còn có ô tô đưa đón từ Hà Nội lên, để người thâm có thể hằng tuần tới với người đã khuất. Dự án được quy hoạch ổn định, sử dụng đất vĩnh viễn. Mua đất trong công viên nghĩa trang giờ đây cũng giống như việc mua nhà cho người sống.

Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang.

Công viên nghĩa trang nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

Nhiều người cảm thấy sốc khi nghe chuyện chụp ảnh cưới ở công viên nghĩa trang sinh thái và tính đến chuyện cưới xin chỉ trong vòng một tuần của đôi bạn trẻ tại Hà Nội.


Cặp đôi Đỗ Văn Tấn (sinh năm 1986) và Nguyễn Thị Hải Anh (sinh năm 1991) là người cùng quê, đang sống tại xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. Hiện chú rể là kỹ sư công trình,  cô dâu đang làm nhân viên kế toán.
 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạCặp đôi Văn Tấn và Hải Anh thực hiện bộ ảnh cưới trong công viên nghĩa trang.

Chuyện tình của Văn Tấn và Hải Anh có thể gọi là tình yêu sét đánh, từ khi biết mặt  đến khi quyết định đi đến hôn nhân chỉ vẻn vẹn một tuần.

"Mình nghĩ, chỉ cần biết những cái cơ bản thôi, chứ không nên tìm hiểu kĩ quá. Mình quan niệm, yêu lâu không quan trọng, quan trọng là thích nhau đã, lấy nhau về sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm. Còn nếu bảo cứ yêu nhau lâu, tìm hiểu chán chê rồi mới cưới thì cũng không ổn lắm. Vì đôi khi hiểu nhau quá lại chán chẳng muốn cưới nữa!” -  Văn Tấn chia sẻ.

Chia sẻ về bộ ảnh cưới có một không ai của mình, chú rể cho biết: "Là kỹ sư xây dựng công trình nghĩa trang nên mình sống ở đây khá lâu và thấy ở đây cảnh quan, phong thủy cũng đẹp nên mình muốn thực hiện bộ ảnh cưới tại nơi này".

Văn Tấn cũng tiết lộ thêm, việc thuyết phục hai gia đình để chụp ảnh cưới ở nghĩa trang cũng không hề đơn giản: "Nhà mình thì không sao nhưng bên nhà gái thì gặp sự cản trở từ ông bà, bố mẹ, họ hàng. Nhưng vì thích nên mình đã thuyết phục họ rằng, ở đó rất đẹp,  có vườn hoa, có chùa và được sư trụ trì làm lễ chúc phúc nên sau đó, nhà ngoại rất an tâm".

Cô dâu Hải Anh cũng cùng quan niệm, chụp ảnh ở đâu không quan trọng, quan trọng cả hai cảm thấy vui và có ý nghĩa. "Mới đầu nghe anh ấy nói chụp ảnh cưới ở công viên nghĩa trang đẹp cũng thấy ghê ghê nhưng khi lên đây thấy rất thoải mái, không còn cảm giác đó nữa".

Một số hình ảnh trong bộ ảnh cưới được chụp tại công viên nghĩa trang đẹp.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

Cặp đôi Văn Tấn và Hải Anh cùng nắm tay nhau dạo bước, tạo dáng chụp ảnh trong công viên nghĩa trang đẹp.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

Chú rể là kỹ sư xây dựng ở nghĩa trang đã được 3 năm. Do tính chất công việc bận rộn nên rất ít có thời gian tìm hiểu bạn gái.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

Được gia đình mai mối, cặp đôi đã thích nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên và tiến tới hôn nhân đúng một tuần sau lần gặp mặt đầu tiên.

 

Cặp đôi khiến nhiều người ngỡ ngàng hơn nữa là thực hiện bộ ảnh cưới tại nghĩa trang - nơi chú rể làm việc.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

Văn Tấn cho biết,  hàng ngày anh ăn ngủ ở công viên nghĩa trang đẹp nên thấy cảnh sắc ở đây cũng rất phù hợp chụp ảnh cưới. Có núi cao trùng điệp, có chùa và đặc biệt khuôn viên các phần mộ rất đẹp

 

Cô dâu Hải Anh chia sẻ về lần đầu tiên gặp gỡ: "Buổi đầu tiên gặp anh Tấn, mình không nói gì cả. Nhưng đến buổi thứ 2, mọi người ngồi dồn gần nhau hết rồi, mình đành phải ngồi bên anh ấy. Tính mình hay nói nên cứ thế bắt chuyện, hỏi tên tuổi, công việc như một người bạn bình thường. Và cũng sau buổi thứ 2 gặp gỡ thì cả hai đã thích nhau".

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

Văn Tấn cũng chia sẻ, vì cả hai gia đình đã biết nhau lâu rồi nên rất tin tưởng, vun vào cho hai người...

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

"Mấy hôm sau,  tôi hỏi cô ấy:  Có chịu đám cưới với anh không? Cô ấy còn lưỡng lự. Tôi lại bảo tiếp: Anh chọn ngày cưới rồi đấy! Cô ấy cũng không nói gì. Và thứ 7 hai đứa đi chơi riêng với nhau thì chủ nhật tôi hỏi cưới luôn. Cô ấy đồng ý. Vậy là cả hai về thông báo với bố mẹ" - chú rể vui vẻ kể chuyện cầu hôn cô dâu.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ

" Có lẽ, khi in bộ ảnh cưới này ra, chắc nhiều người rất sốc và thắc mắc: Như vậy liệu có vấn đề gì không? Nhưng mình muốn cho mọi người thấy được cách suy nghĩ thoáng của người trẻ và không nên gò bó mọi chuyện trong khuôn khổ" - chú rể tâm sự.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạCả hai đã thực sự mãn nguyện khi nhìn bộ ảnh cưới tuyệt đẹp của mình

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạCô dâu chú rể mặc trang phục truyền thống chụp ảnh trong công viên nghĩa trang.

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạCùng cầu nguyện và nghe lời thầy dạy về đạo làm vợ, đạo làm chồng...

 Nghĩa trang sinh thái nơi chụp ảnh cưới độc và lạ
Thầy Thích Trí Thịnh chúc phúc cho cặp đôi sau một ngày chụp ảnh cưới ở đây.

Tagged: Công viên nghĩa trang, cong vien nghia trang dep, chụp ảnh cưới tại nghĩa trang đẹp.

Bi hài chuyện cậu bé độn thổ trộm mộ


Mới 16 tuổi nhưng cậu bị tị nạn người Syria đã phải kiếm sống bằng nghề độn thổ trộm mộ tại nghĩa trang.


Cảnh sát Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vừa bắt giữ một tên trộm sau khi tên này đột nhập vào một nghĩa trang đẹp rồi “độn thổ” xuống phần mộ của người quá cố để tìm kiếm những thứ có giá trị như răng vàng.
Mới 16 tuổi nhưng cậu bị tị nạn người Syria đã phải kiếm sống bằng nghề độn thổ trộm mộ tại nghĩa trang.
Tên trộm "độn thổ" xuống phần mộ của người quá cố để tìm những thứ có giá trị như răng vàng
Người trông coi ở nghĩa trang đẹp Central Cemetery (quận Bagcilar, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) đã vô cùng hoảng sợ khi phát hiện có tiếng động phát ra từ một ngôi mộ. Sau khi trấn tĩnh lại, ông phát hiện ra ở bên dưới là một tên trộm nên đã gọi báo cảnh sát.
Khi cảnh cảnh sát đến, tên trộm nhất quyết không chịu chui ra nên họ đã buộc phải bắn hơi cay vào bên trong để lôi hắn ra ngoài.
Cảnh sát cho biết, tên trộm là một người tị nạn Syria khoảng 16 tuổi. Hắn đến Thổ Nhĩ Kỳ một mình và thử kiếm sống bằng cách “cướp mộ”. Hắn đào một cái hố rồi “độn thổ” xuống phần mộ của người quá cố để tìm kiếm những thứ có giá trị như răng vàng.
Theo Petrotimes

Tagged: Độn thổ trộm mộ, cậu bé nghĩa trang, nghĩa trang đẹp.

Nghĩa trang có thi thể treo cổ trên mộ


Vào nghĩa trang thăm mộ phần người thân một số người dân hoảng sợ khi phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ.


Nghĩa trang có thi thể treo cổ trên mộ
Sáng 18/11, một số người dân vừa vào nghĩa trang ở phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai đã hốt hoảng khi phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ.
Nạn nhân là một nam giới khoảng 50 tuổi, thi thể nạn nhân được phát hiện trong tư thế treo cổ trên 1 mộ phần cao khoảng 3 mét bằng một dây dù màu xanh. Trên người nạn nạn mặc quần Jean, áo sọc tay dài bên ngoài mặc áo khoác màu đen, đầu đội mũ, mắt còn đeo kính.
Nghĩa trang có thi thể treo cổ trên mộ
Cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi đồng thời lấy lời khai của những người phát hiện để điều tra vụ việc. Xác định ban đầu, nạn nhân có thể chết cách thời điểm phát hiện khoảng là khoảng 24 giờ, thi thể vẫn còn nguyên vẹn.   
Bên cạnh đó ngày 15/11, ông Đào Trọng Thành, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên -Huế) cho biết, một người dân trong khi đi làm đồng đã phát hiện có một nam thanh niên treo cổ tự vẫn trên cây.
Thông tin ban đầu được biết, nạn nhân là anh Dương Văn S., trú tại thôn Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế).
Theo các nhân chứng kể lại, vào khoảng 5h30 ngày 15/11, một người dân địa phương đi làm đồng qua đoạn nghia trang của thôn Kim Đôi, xã Quảng Thành hoảng hốt khi phát hiện anh S. chết trong tư thế treo cổ ở cây tràm gần đó. Người dân còn phát hiện cách đó không xa một chiếc xe máy Dream mang BKS: 75F7 – 8209.
Chiếc xe máy của nạn nhân để lại gần hiện trường
Ngay lập tức, sự việc được nhanh chóng báo lên  chính quyền địa phương và Công an huyện Quảng Điền đã có mặt tại hiện trường để điều tra làm rõ sự việc.
Theo thông tin được biết, anh S. có hút bồ  đà và những ngày gần đây anh có biểu hiện không bình thường.
Hiện tại những vụ việc trên đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.

Tagged: Treo cổ chết trong nghĩa trang, cạnh nghĩa trang có xác người chết treo cổ, nghia trang.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Tiết lộ bí mật giúp Võ Tắc Thiên thành Đế Vương

Người ta tin rằng chính địa thế phong thủy lăng mộ của các vị vua đời đường giúp Võ Tắc Thiên có thể trở thành Nữ Hoàng Đế đầu tiên và cuối cùng được sử sách Trung Quốc công nhận.


>> Linh khí mộ phần tại nghĩa trang đẹp Vĩnh Hằng Viên 
Lăng mộ của bà hàng nghìn năm sau cũng vẫn là những dấu hỏi lớn đối với hậu thế, không chỉ vì nó là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị khai quật, mà ngay cả những gì lộ thiên hiển hiện trước mắt người đời cũng chứa đầy bí mật. Trong lịch sử gần 3.000 năm của lịch sử phong kiến Hồng Kông, Võ Tắc Thiên là một người phụ nữ cực kỳ đặc biệt.
Tiết lộ bí mật giúp Võ Tắc Thiên thành Đế Vương
Trở thành Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất được sử sách công nhận, những gì Võ Tắc Thiên đã làm thực sự là một đòn đau giáng vào cái thể chế phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu ở xứ sở hàng tỷ dân. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Võ Tắc Thiên đối với Hồng Kông không chỉ là khi bà còn sống.

Nhiều người tin rằng, ngay cả khi đã chết, Võ Tắc Thiên vẫn có những ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh quốc gia. Chẳng nói đâu xa, nhiều người tin rằng ngay Càn Lăng – nơi Võ Tắc Thiên lựa chọn làm nơi chôn cất mộ phần của mình – cũng đã hàm chứa không ít những bí mật…

Chính nhờ ngôi mộ xây ở nơi này của các Vua đời Đường, mà Võ Mị Nương có thể lên ngôi hoàng đế, và vì lẽ đó bà cũng yêu cầu hợp tác cùng chồng.

Lăng mộ của bà hàng nghìn năm sau cũng vẫn là những dấu hỏi lớn đối với hậu thế không chỉ vì nó là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị khai quật mà ngay cả những gì lộ thiên hiển hiện trước mắt người đời cũng chứa đầy bí mật.

1. Tháng 2 năm 705, Võ hậu ốm nặng không còn lo việc triều chính được nữa. Nhân cơ hội đó, tể tướng Trương Giản Tri dẫn đầu các quan văn võ trong triều, thực hiện cuộc chính biến, xông vào hậu cung, bắt giết hai anh em Trương Xương Tông – những kẻ đang được Võ hậu vô cùng sủng ái – rồi buộc Võ hậu phải hạ chiếu nhường ngôi lại cho thái tử Lý Hiển.

Lý Hiển lên ngôi một lần nữa, sử gọi là Đường Trung Tông, Võ hậu lui xuống làm thái thượng hoàng rồi qua đời vào tháng 11 năm đó.

Khi lâm chung, Võ hậu yêu cầu Lý Hiển dùng thụy hiệu cho bà là hoàng hậu chứ không phải hoàng đế, do vậy bà không có miếu hiệu như những vị hoàng đế khác. Võ hậu cũng yêu cầu chôn mình ở Càn Lăng cùng với chồng mình là Đường Cao Tông Lý Trị, đồng thời dựng trên mộ bà một tấm bia trống (gọi là Vô tự bia) với ý rằng, công tội của bà sẽ do đời sau phán xét.

Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể lý giải vì sao một người phụ nữ đầy tham vọng như Võ Tắc Thiên – người đã dám phá bỏ cả một vương triều lừng lẫy, tự lập nên vương triều của dòng họ mình – đến phút cuối cùng lại quay về thân phận một người vợ, yêu cầu hợp táng cùng chồng là Cao Tông.

Tuy nhiên, các nhà phong thủy thì tin rằng, một trong những nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên lựa chọn Càn Lăng làm nơi chôn cất của mình chính là vì địa thế phong thủy cực kỳ đắc địa của khu lăng mộ này.
Càn Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Lương Sơn, nằm cách huyện thành Thiên Càn 6km về phía Bắc.
Nơi đây cách Tây An – kinh đô thời Đường – khoảng 160 dặm, tạo thành thế hô ứng với các dãy núi Cửu Tông, Kim Túc, Ta Nga, Nghiêu Sơn… Khác với vị trí Chiêu Lăng do chính Lý Thế Dân – ông vua nổi tiếng triều Đường – tự lựa chọn, người ta nói rằng, vị trí của Càn Lăng được lựa chọn một cách cực kỳ chuyên nghiệp.

Người lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng chính là thái sử lệnh Lý Thuần Phong – vị quan chịu trách nhiệm về âm dương và thiên văn của triều đại nhà Đường.

Thời nhà Đường, nhân tài rất nhiều, trong xã hội hay chốn cung đình đều không thiếu vắng những người tài năng. Lý Thuần Phong là một trong những nhân tài loại đó. Sử chép, họ Lý là một trong những nhà thiên văn và số học cổ đại có tiếng của Hồng Kông.

Ông ta cũng là người để lại không ít những tác phẩm mà ngày nay giới nghiên cứu phong thủy và thiên văn cổ đại Hồng Kông coi là sách giáo khoa gối đầu giường.

Cùng thời với Lý Thuần Phong lúc bấy giờ còn có một người khác tài danh không kém, gọi là Viên Thiên Canh. Giống như họ Lý, họ Viên là một tay cao thủ về việc âm dương bói toán.

Viên chính là người đã giúp Lý Thế Dân lựa chọn vị trí xây dựng Chiêu Lăng. Người đương thời tin rằng Viên là một “thần nhân”, bởi lẽ gần như không có việc gì Viên dự đoán mà xảy ra sai lệch.

Nói theo lối hiện đại, vào thời bấy giờ, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Canh được coi là những đại trí thức, những nhân vật quyền uy bậc nhất về học thuật trong triều Đường.

Lý Trị vốn là con trai thứ 9 của Lý Thế Dân, do Hoàng hậu Trưởng Tôn sinh ra. Năm 649, khi Lý Thừa Càn bị phế, Lý Trị lên ngôi, trở thành Đường Cao Tông Hoàng đế. Sau khi lên ngôi không lâu, theo thông lệ cũ của nhà Đường, Lý Trị phái Lý Thuần Phong và Viên Thiên Canh thay mình đi tìm một nơi đất tốt để xây dựng mộ phần.

Theo những gì sử sách còn ghi lại thì họ Viên và họ Lý đã đi tới không ít nơi song vẫn chưa tìm được vị trí ưng ý. Mãi tới một hôm, sau khi Viên Thiên Canh tới Quan Trung, quan sát thiên tượng vào giờ Tý, mới phát hiện trên dãy núi xuất hiện một luồng khí màu tím xông thẳng lên sao Bắc Đẩu.

Khí màu tím xuất hiện trong quan niệm phong thủy chính là điềm lành. Lần theo luồng khí màu tím này, Viên Thiên Canh đã tìm được vị trí xây dựng Càn Lăng ngày nay. Lúc bấy giờ, để đánh dấu, Viên Thiên Canh đã chôn xuống dưới đất một đồng tiền bằng đồng.

Một điều trùng hợp là sau đó, Lý Thuần Phong cũng tìm tới nơi đây. Tuy nhiên, khác với Viên Thiên Canh, họ Lý lựa chọn Lương Sơn do những phân tích kỹ càng về địa thế phong thủy của ngọn núi này.
Sau khi nghiên cứu địa thế ngọn Lương Sơn, Lý Thuần Phong phát hiện ra rằng, hai đỉnh phía Đông và Tây của Lương Sơn nằm ở thế đối diện nhau, vì vậy nếu nhìn từ xa thì ngọn Lương Sơn trông giống như cặp vú của người phụ nữ.

Nếu nhìn rộng hơn nữa thì toàn bộ khu vực Lương Sơn giống như một người phụ nữ quý tộc đang say giấc nồng. Sau khi dùng các mảnh đá sắp xếp thành sơ đồ bát quái để tính toán, Lý Thuần Phong cũng xác định vị trí đặt lăng mộ ngay đúng chỗ mà Viên Thiên Canh đã lựa chọn.

Sau khi nhận được tin báo của họ Lý và họ Viên, Lý Trị lập tức cử người cậu của mình là Trưởng Tôn Vô Kỵ tới xem xét một lần nữa rồi mới đưa ra quyết định. Sử chép, khi tới nơi, Trưởng Tôn Vô Kỵ không khỏi kinh ngạc khi đầu của cây cọc sắt mà Lý Thuần Phong đóng xuống đất để đánh dấu chọc đúng vào ô vuông bên trong có đồng tiền mà Viên Thiên Canh đã chôn.

2. Do Lương Sơn – nơi xây dựng Càn Lăng – có địa thế rất giống với bộ ngực của người phụ nữ nên người dân địa phương nơi đây còn gọi núi Lương Sơn là Nãi Đầu Sơn. Ngọn núi này nhìn gần thì rất kỳ vĩ nhưng nhìn xa lại rất thấp. Viên Thiên Canh cho rằng, nơi đây âm khí nặng hơn, vì vậy nếu như không tính toán cẩn thận thì long mạch nhà họ Lý sẽ bị một người phụ nữ làm cho tổn hại.

Lý do mà Viên Thiên Canh đưa ra dường như rất hợp lý. Ngọn Lương Sơn nằm ở phía Tây của núi Cửu Tông, trong khi đó, long mạch của nhà Đường thì nằm ở phía Đông Cửu Tông. Vì vậy, Viên cho rằng, Chiêu Lăng – nơi chôn cất Lý Thế Dân – chính là phần đầu của long mạch triều Đường. Theo quan niệm truyền thống về phong thủy thì vị trí xây dựng lăng mộ cho Lý Trị phải nằm dưới phần đầu rồng này.

Như vậy, vị trí mộ lý tưởng nhất phải thuộc các dãy núi Kim Túc, Ta Nga, Nghiêu Sơn… Tuy nhiên, nay lại có một người phụ nữ ngồi ở trên đầu của những người đàn ông dòng họ Lý.

Xét về địa thế thì cả hai mặt Lương Sơn đều có nước vây quanh, là nơi tàng phong tụ khí, đích thực là một vị trí đắc địa về phong thủy. Các nhà phong thủy đương thời đều thừa nhận điều này. Người ta nói rằng, dãy Lương Sơn vốn là phần dư âm của long mạch từ thời Chu, vì vậy những người dân bình thường chọn đất này làm nơi an táng vĩnh hằng thì có thể đảm bảo ba đời giàu sang, phú quý.

Tuy nhiên, đối với triều đại nhà Đường, ba đời e là quá ngắn ngủi. Hơn nữa, đại thế phong thủy của Lương Sơn lại không hô ứng với phong thủy của Chiêu Lăng vốn đã được Lý Thế Dân lựa chọn. Sự không hô ứng này khiến vương khí bị đứt đoạn, e là chỉ sau ba đời sẽ bị cản trở.

Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Thuần Phong đều nói đây là mảnh đất tốt, ngàn năm có một, trong khi đó Viên Thiên Canh thì lại kiên quyết khẳng định rằng nơi này không thích hợp. Đứng trước hai ý kiến hoàn toàn trái ngược, Lý Trị lúc bấy giờ cũng không biết quyết định ra sao. Khi đó, Võ Tắc Thiên mới là Chiêu nghi, nghe được chuyện này mừng lắm. Viên Thiên Canh từng dự đoán rằng, triều đại nhà Đường sẽ bị một người phụ nữ họ Võ xâm phạm.

Lý Thế Dân cũng vì lý do này mà giết không ít người họ Võ. Hơn nữa, khi trước, họ Viên khi xem tướng mạo của Võ Tắc Thiên đã nói rằng: “Nếu như không phải là nữ giới thì nhất định sẽ là chủ thiên hạ”. Như vậy, địa thế phong thủy của Lương Sơn chẳng phải là ứng với những gì Viên Thiên Canh đã dự đoán hay sao? Nghĩ vậy, Võ Tắc Thiên đã tìm mọi cách khuyên Lý Trị không nên do dự, nghe theo lời của cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ.

Lý Trị vốn là người nhu nhược nên chẳng mấy chốc đã bị Võ Tắc Thiên thuyết phục, việc lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng được quyết định. Người ta nói rằng, Viên Thiên Canh sau khi biết chuyện đã thở dài mà than rằng: “Người thay nhà Đường không ai khác chính là Võ Chiêu nghi”. Lời nói của Viên sau này quả nhiên ứng nghiệm.

Mặc dù không nghe theo lời của Viên Thiên Canh, tuy nhiên những ý kiến của một bậc đại sư như Viên cũng khiến Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Trị cảm thấy lo lắng. Vì vậy, sau khi lăng mộ được xây xong, Lý Trị muốn tìm một cái tên thật cẩn thận để lấy lại cân bằng với những khuyết điểm trong địa thế phong thủy của lăng mộ.

Lúc bấy giờ, có vị đại thần kiến nghị đặt tên lăng là “Thừa Lăng”, lấy ý kế thừa long mạch của Chiêu Lăng. Tuy nhiên, Trưởng Tôn Vô Kỵ lại căn cứ theo vị trí của Lương Sơn là nằm về phía Tây Bắc, theo Dịch lý thì nó thuộc cung Càn, vì vậy kiến nghị đặt tên là Càn Lăng.

Viên Thiên Canh chẳng nói là Lương Sơn âm khí quá nặng hay sao? Như vậy, đặt tên là Càn Lăng càng hợp lý vì Càn chính là thuộc dương, ở trên, Khôn ở dưới, thuộc âm, cả hai kết hợp lại là “Âm dương tương hợp định càn khôn”. Lý Trị nghe Trưởng Tôn Vô Kỵ giải thích vô cùng xuôi tai, vì vậy quyết định đặt tên lăng là Càn Lăng.

Tuy nhiên, việc đặt một cái tên đầy dương khí cho lăng mộ cũng không giúp Lý Trị và triều đại nhà Đường thoát khỏi lời nguyền. Đúng như dự đoán, sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên bắt đầu từng bước thâu tóm quyền lực trong triều đình.

Tới tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức lên ngôi hoàng đế, trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Hồng Kông.

Các nhà phong thủy cho rằng, chính địa thế phong thủy của Càn Lăng đã giúp Võ Tắc Thiên làm nên sự nghiệp lẫy lừng như vậy và chính vì thế nên đến cuối đời, Võ Tắc Thiên đã quyết định được chôn cất tại Càn Lăng chứ không phải vì muốn hợp táng với Đường Cao Tông Lý Trị.

Có rất nhiều bí ấn xung quanh mộ của Võ Tắc Thiên, như những bức tượng không đầu; việc NASA nhìn thấy khu lăng mộ họ Võ từ vũ trụ; bia mộ không khắc chữ cùng với những bí ẩn về vật liệu xây dưng.

Việc lăng mộ được nhìn thấy từ không gian là điều khiến cả thế giới kinh ngạc: ngày 26/7/1971, trên con tàu Apolo nhìn xuống trái đất, nhà du hành vũ trụ Mỹ – Ednin đã nhìn thấy Kim tự tháp châu Phi, Trường thành Hồng Kông và đột nhiên ông phát hiện tại Hồng Kông, ở 107.38 độ kinh đông và 34 độ vĩ bắc, có 9 đốm đen nhỏ dàn hàng ngang theo hình chữ nhất (-) đốm đen cuối cùng ở phía tây là rõ nhất, đây chính là Càn Lăng.

Bọn trộm mộ thường nhòm ngó đào bới của cải của những lăng mộ; những triều đại mới nổi lên, muốn trả thù triệt “long mạch” của triều đại cũ; các nhà khảo cổ khai quật để nghiên cứu… Thế nhưng lăng mộ của nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên thì người ta đào không nổi.

Khi qua đời, thế hệ sau của Võ Tắc Thiên có rất nhiều nữ nhi làm khuynh đảo các triều đại, mang trong mình ý muốn làm hoàng đế như Thái Bình công chúa con gái bà, Thượng Quan Uyển Nhi, và người đàn bà đã khép lại trang sử của chế độ phong kiến Hồng Kông là Từ Hy Thái Hậu. Nhiều người cho rằng khi được chôn tại Càn Lăng, vị hoàng hậu họ Võ này vẫn tiếp tục thao túng và điều hành đất nước theo cách nào đó.

Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Linh khí mộ phần tại nghĩa trang đẹp Vĩnh Hằng Viên

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên có nguồn linh khí trời đất vô cùng tận nhờ địa thế phong thủy đẹp sát với đất tổ Hùng Vương.

Linh khí mộ phần tại nghĩa trang đẹp Vĩnh Hằng Viên
Theo phong thủy, khi một người chết đi, yếu tố phong (tinh khí) không mất.
Nó ẩn náu trong xương cốt hoặc dưới dạng linh hồn; phần thủy (huyết nhục) tan vào trong đất.
Vì thế người chết được chôn cất ở nơi đất tốt sẽ di dưỡng được linh khí.
Linh khí đó tiếp tục giữ quan hệ với con cháu, thường gọi là “linh thiêng phù hộ”, giúp cho người sống “linh cảm” được những điều cần làm.
Nếu người chết linh ứng theo hướng thiện thì cảm ứng hành động của con cháu cũng hướng thiện, ngược lại sẽ là tà ma.
Người chết được chôn cất nơi đất tốt thì linh khí mạnh, tích cực. Gặp nơi tuyệt địa thì linh khí kém tích cực, mạnh theo hướng tiêu cực.
Vì vậy việc chọn đất an táng cho người thân là việc làm rất cần thiết.

Tổng hợp bởi:

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên công viên nghĩa trang phong thủy đẹp

Đặt mộ phần cải táng sao cho hợp phong thủy


Chọn một vùng đất nghĩa trang đẹp về phong thủy đã khó, tìm được một vị trí phong thủy đẹp trong nghĩa trang ấy càng khó hơn.


Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang.
Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng.
Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế.Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng. Nếu các gia đình có nhu cầu chọn lựa phải mua đất ở nơi khác rồi chuyển hài cốt về.
Chọn một vùngChọn một vùng đất nghĩa trang đẹp về phong thủy đã khó, tìm được một vị trí phong thủy đẹp trong nghĩa trang ấy càng khó hơn. đất nghĩa trang đẹp về phong thủy đã khó, tìm được một vị trí phong thủy đẹp trong nghĩa trang ấy càng khó hơn.
Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
– Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
– Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
– Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ.
Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Phong tục cải táng và những vấn đề liên quan


Mời quý độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về phong tục cải táng. Phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam


Theo “Việt Nam Phong tục” của Phan Kế Bính, trang 39 có viết về nội dung: Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng?
Cụ thể nội dung đó như sau:
“…Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng.
Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới táng tại nghĩa trang đẹp.
Trước hết khai mả, nhặt lấy xương xếp vào một cái tiếu sành, rẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Nhà phú quý thì dùng quan quách liệm như khi hung táng.
Đoạn, đem cải táng sang đất khác. Còn quan tài cũ nát thì bỏ đi, tốt thì đem về dùng hoặc làm chuồng trâu chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân.
Tục lại tin rằng: Hễ ai đau tức thì lấy mảnh ván thộ (mảnh ván quan tài nát) đốt lên , để dưới gầm giường mà nằm thì khỏi đau tức.
Phong tục cải táng và những vấn đề liên quan
Cải táng có nhiều cớ:
Một là vì nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu , mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm thì cải táng, kẻo sợ ván hư nát thì hại đến di hài.
Hai là vì chỗ đất mối kiến, nước lụt thì cải táng chuyển mộ sang vùng đất nghĩa trang đẹp khác.
Ba là vì, các nhà địa lý, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại đất mà cải táng.
Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quý, nhờ thầy địa lý tìm chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thầy nhà khác phát đạt, đem mả nhà mình táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thuỵ (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng.
Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng thì cho là long xà khí vật.
Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quýt thì cho là đất kết.
Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế thì phải lập tức lấp lại ngay.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp